Hệ thống đèn tín hiệu thường được đặt tại các nút giao hoặc đoạn đường giao nhau, góp phần hạn chế va chạm, giảm tai nạn và ùn tắc giao thông.
Nhằm nâng cao ý thức tham gia giao thông, đảm bảo an toàn cho các phương tiện, xe máy điện vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền đã được quy định tại Nghị định 100/2019/ NĐ-CP.
Hiện nay, xe máy điện được người tiêu dùng Việt ưu tiên lựa chọn bởi sự đa dạng về thiết kế, chủng loại cùng nhiều tính năng hiện đại. Các quy định về xe máy điện đã được pháp luật ban hành và áp dụng nhằm đảm bảo an ninh, an toàn khi đi chuyển. Trong đó, việc xe máy điện vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền chủ xe cũng cần lưu ý để tránh bị phạt.
Xe máy điện vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền?
Mức phạt lỗi xe máy điện vượt đèn đỏ được quy định tại điểm e, khoản 4, điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Theo đó, người điều khiển phương tiện không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, người lái vi phạm quy định về dừng đèn đỏ có thể phải chịu hình phạt bổ sung. Theo điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định lỗi không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.
Người điều khiển phương tiện không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt tiền từ 800.000- 1.000.000 đồng (Nguồn: Sưu tầm)
back to menu ↑Hướng dẫn dừng đèn đỏ đúng cách
Khi tham gia giao thông, rất nhiều trường hợp chủ phương tiện vô tình hoặc cố ý vượt đèn đỏ. Điều này không những vi phạm luật giao thông mà còn rất nguy hiểm. Do vậy, trong quá trình di chuyển, người dùng cần chú ý dừng đèn đỏ đúng cách.
Khi đèn giao thông chuyển sang màu đỏ, các phương tiện đang di chuyển trên đường phải dừng lại trước vạch kẻ đường màu trắng, trừ một số trường hợp đặc biệt.
Bên cạnh đó, chủ phương tiện cần quan sát đèn tín hiệu từ xa. Khi thấy đèn giao thông chuyển sang màu vàng hoặc đỏ từ xa, hãy chuẩn bị để dừng lại. Lúc này, người điều khiển không bị bất ngờ và có thời gian để phản ứng kịp thời, đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển.
Khi tiếp cận điểm dừng đèn đỏ, người dùng hãy lưu ý giảm tốc độ bằng cách nhả ga và phanh xe. Đặc biệt, chủ phương tiện hãy duy trì khoảng cách an toàn với xe phía trước để tránh va chạm nếu dừng lại đột ngột.
Đến khi đèn chuyển sang màu xanh, người lái không nên vội di chuyển mà hãy quan sát kỹ xem có xe nào đang di chuyển ngang qua đường không. Ngoài ra, khi đèn đỏ chỉ còn 3-4 giây, một số người cố tình di chuyển sẽ bị xem là hành vi vượt đèn đỏ, gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông.
Khi gặp đèn đỏ, người dùng phải dừng lại trước vạch kẻ đường màu trắng (Nguồn: Sưu tầm)
back to menu ↑05 trường hợp vượt đèn đỏ nhưng không bị phạt
Ngoài việc nắm được thông tin về mức phạt đèn đỏ thì nhiều người cũng quan tâm đến vấn đề xe máy có được rẽ phải khi đèn đỏ và trường hợp nào được rẽ phải.
Trong một số trường hợp đặc biệt, các phương tiện có thể vượt đèn đỏ hay được rẽ phải khi gặp đèn đỏ mà không bị phạt. Điều này được pháp luật quy định như sau:
- Có hiệu lệnh cho phép đi tiếp của người điều khiển giao thông
Theo Khoản 2 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ quy định khi có hiệu lệnh cho phép đi tiếp của người điều khiển giao thông, người lái có thể vượt đèn đỏ. Trong quá trình di chuyển, chủ phương tiện cần phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
- Trường hợp xe ưu tiên
Theo Điều 22 Luật Giao thông đường bộ, xe ưu tiên khi đi làm nhiệm vụ được phép tiếp tục di chuyển kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ. Trong đó, các xe ưu tiên bao gồm: xe chữa cháy, xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường, xe cứu thương,…
- Vạch kẻ kiểu mắt võng
Theo QCVN 41:2019/BGTVT, vạch kẻ kiểu mắt võng được sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi xuất hiện vạch này để tránh ùn tắc giao thông. Do vậy, người điều khiển không dừng đèn đỏ trước vạch này.
Xe ưu tiên khi đi làm nhiệm vụ được phép tiếp tục di chuyển kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ (Nguồn: Sưu tầm)
- Có đèn tín hiệu, biển báo cho phép tiếp tục di chuyển
Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định khi có đèn tín hiệu hoặc biển báo cho phép, người tham gia giao thông được phép rẽ hoặc đi thẳng dù có đèn đỏ. Người dùng có thể quan sát hướng mũi tên từ đèn tín hiệu hoặc biển phụ được đặt dưới cột đèn giao thông.
- Vượt đèn đỏ trong một số tình huống đặc biệt
Theo Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính, người điều khiển vi phạm lỗi vượt đèn đỏ sẽ không bị phạt trong một số tình huống đặc biệt. Các trường hợp bao gồm: vượt đèn đỏ trong tình thế cấp thiết; vượt đèn đỏ do phòng vệ chính đáng; vượt đèn đỏ do sự kiện bất ngờ hoặc bất khả kháng.
Biển phụ được đặt dưới cột đèn giao thông cho phép các xe được rẽ trái, rẽ phải hoặc đi thẳng khi gặp đèn đỏ (Nguồn: Sưu tầm)
Người dùng phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về luật giao thông đường bộ để đảm bảo an toàn cho bản thân và người đi cùng. Giải đáp thắc mắc xe máy điện vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền và những lưu ý khi dừng đèn đỏ giúp chủ phương tiện có thể tuân thủ quy định một cách chính xác.
Với những khách hàng đang có nhu cầu sở hữu xe máy điện, có thể tham khảo các mẫu xe từ thương hiệu nổi tiếng như: Dibao, Yadea, VinFast…
Trong đó VinFast là thương hiệu xe máy điện nội địa Việt Nam, sở hữu các thông số phù hợp với vóc dáng, sở thích và nhu cầu của người Việt. Hiện VinFast đang sở hữu các 5 mẫu xe máy điện thế hệ mới cao cấp hứa hẹn sẽ mang lại trải nghiệm thú vị cho người dùng.
Các mẫu xe máy điện VinFast thế hệ mới đa dạng mẫu mã, nhiều phân khúc cho khách hàng lựa chọn
Khách hàng có thể đặt mua xe máy điện VinFast thế hệ mới ngay hôm nay để có cơ hội sở hữu mẫu phương tiện dẫn đầu xu hướng và nhận loạt ưu đãi hấp dẫn từ VinFast. Để hỗ trợ tư vấn và biết thêm về các sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Website: https://vinfastauto.com/vn_vi/
- Tổng đài tư vấn VinFast : 1900 23 23 89.
- Email chăm sóc khách hàng: support.vn@vinfastauto.com
** Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo