Trong độ tuổi phát triển, trẻ có thể thường xuyên bị đau chân và cần được thăm khám từ sớm để có biện pháp điều trị thích hợp. Tình trạng này có thể diễn ra do quá trình tăng trưởng hoặc một số bệnh lý về xương khớp. Hãy cùng tìm hiểu những phương pháp cải thiện hiệu quả tình trạng đau nhức chân ở trẻ qua bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên bị đau chân
1.1. Đau nhức xương tăng trưởng
Đau nhức xương do tăng trưởng là tình trạng phổ biến diễn ra ở 25% – 40% trẻ em, bắt đầu từ trẻ 3 tuổi đến khi hết tuổi dậy thì, trong đó phổ biến nhất là 2 giai đoạn 3 – 5 tuổi và 8 – 12 tuổi. Hiện tượng này hiện vẫn chưa có nguyên nhân cụ thể nên thường được cho rằng có liên quan đến sự tăng trưởng của cơ thể hoặc có thể do trẻ tham gia các hoạt động thể chất liên tục với cường độ cao.
Trẻ bị đau nhức xương do tăng trưởng có thể gặp các triệu chứng như:
- Đau diễn ra nhiều ở các cơ.
- Đau mặt trước đùi, mặt trong bắp chân (sau gối).
- Cơn đau nghiêm trọng hơn vào buổi tối sau khi hoạt động cả ngày dài.
- Cơn đau diễn ra trong vài ngày rồi kết thúc, sau đó có thể tái lại nhiều lần trong thời gian ngắn.
- Đi kèm với triệu chứng như đau bụng, đau đầu.
Khi phát hiện phải các triệu chứng đau nhức xương do tăng trưởng, bậc phụ huynh không nên quá lo lắng vì tình trạng này thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, hãy đưa trẻ đi thăm khám để phát hiện kịp thời nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm về xương khớp.
Trẻ có thể bị đau chân do tăng trưởng
1.2. Hội chứng bàn chân bẹt
Hội chứng bàn chân bẹt là một dạng dị tật mà lòng bàn chân (vòm bàn chân) của người bệnh bằng phẳng và không có độ lõm tự nhiên khi đứng trên mặt sàn bằng phẳng. Tình trạng dị tật này có thể tự hết vào lúc trẻ 6 tuổi trong nhiều trường trường hợp.
Trẻ mắc phải hội chứng bàn chân bẹt có thể gặp phải một số triệu chứng như:
- Đau nhức ở bàn chân, mắt cá và đầu gối, bắp chân, thậm chí lan đến hông và thắt lưng.
- Dáng đi bất thường, chân đi theo hình chữ V, khớp gối xoay vào trong hướng vào nhau, cổ chân bị xoay vào trong hoặc ra ngoài.
Nếu phát hiện trẻ có những triệu chứng trên, cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở phục hồi chức năng uy tín để thực hiện vật lý trị liệu kết hợp cùng bài tập khắc phục bàn chân bẹt để đạt hiệu quả cao.
Hội chứng bàn chân bẹt dẫn đến đau nhức chân ở trẻ
1.3. Bệnh chân khoèo
Bệnh chân khoèo là một dị tật ở bàn chân thường diễn ra ở trẻ trong thời kỳ bào thai, các xương sên và xương ghe thay đổi về cấu trúc, khiến bàn chân bị biến dạng và cong vào bên trong. Nếu không được điều trị và tập vật lý trị liệu bàn chân khoèo kịp, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc đi lại và cảm thấy tự ti khi lớn lên.
Những triệu chứng thường gặp của tình trạng chân khoèo là:
- Bàn chân bị cong vào bên trong.
- Teo cơ bàn chân, bắp chân, cẳng chân; cứng khớp mắt cá chân.
- Bàn chân có các nếp nhăn sâu, vòm bàn chân sâu hơn bình thường.
Bàn chân khoèo là một dị tật bẩm sinh gây biến dạng bàn chân trẻ
1.4. Các nguyên nhân khác
Bên cạnh các tình trạng trên, trẻ cũng cũng có thể bị đau nhức chân do một số nguyên nhân khác như thiếu canxi, vận động quá mức, chân trẻ bị va đập với vật cứng, bệnh nhược cơ, viêm khớp tự phát thiếu niên, viêm khớp cùng chậu,…
back to menu ↑2. Cách xử trí và khắc phục tình trạng đau chân ở trẻ
Nếu phát hiện trẻ bị đau chân, bậc phụ huynh cần quan sát phản ứng và đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Một số phương pháp điều trị có thể được áp dụng tùy thuộc vào tình trạng của trẻ là:
1 – Trường hợp trẻ đau nhức tăng trưởng: Phụ huynh có thể thực hiện một số biện pháp sau để hỗ trợ giảm cơn đau cho trẻ:
- Xoa bóp chân: Tăng cường lưu thông máu để đưa dưỡng chất đến nuôi dưỡng khớp, giúp trẻ giảm cảm giác đau, ngủ ngon giấc hơn.
- Chườm nóng chân: Giãn cơ và dây chằng, giảm kích thích thần kinh, tăng cường lưu thông máu.
- Hạn chế để trẻ hoạt động quá mức: Phụ huynh nên cho trẻ tạm ngừng tập luyện các môn thể thao cường độ cao như đá bóng, võ, nhảy,… vào thời gian bị đau chân.
Bạn có thể tiến hành massage chân để hỗ trợ giảm đau cho trẻ
2 – Trường hợp trẻ mắc bệnh lý xương khớp: Trẻ cần được đưa đến các cơ sở y tế uy tín và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Dựa trên tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp phù hợp như:
- Sử dụng thuốc giảm đau: Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc giảm đau đối với các trường hợp trẻ bị viêm khớp tự phát thiếu niên, nhược cơ, viêm khớp xương chậu,… Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời do việc dùng thuốc lâu dài có thể để lại nhiều tác dụng phụ cho trẻ.
- Vật lý trị liệu: Các phương pháp vật lý trị liệu như sóng ngắn, tia hồng ngoại, điện xung trong vật lý trị liệu, tập các bài tập phục hồi chức năng,… có thể giúp trẻ duy trì tầm vận động tối đa, tránh tình trạng cứng khớp, dính khớp mà vẫn đảm bảo an toàn.
Điện xung là phương pháp vật lý trị liệu có thể áp dụng để giảm đau chân ở trẻ
Đau nhức chân tuy thường diễn ra phổ biến ở trẻ nhưng các bậc phụ huynh không nên chủ quan vì đó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm về xương khớp. Phụ huynh cần đưa trẻ đi thăm khám kết hợp với cho trẻ thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu dưới sự hỗ trợ của chuyên gia.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài viết tại website https://myrehab-matsuoka.com – website chính thức của Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam – Nhật Bản Myrehab Matsuoka để cập nhật thêm các kiến thức y khoa liên quan đến việc phục hồi chức năng toàn diện các chấn thương và bệnh lý.