Hưng Yên là một thành phố tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và cách trung tâm thành phố khoảng 64 km. Đây cũng là một trong những trung tâm kinh tế và tài chính của toàn miền Bắc. Do vị trí địa lí của mình mà Hưng Yên khá dễ tiếp cận. Mặc dù không có núi non hùng vĩ như Tây Bắc, những bãi biển nên thơ như miền Trung, Hưng Yên nổi tiếng với truyền thuyết Chử Đồng Tử và vô số các địa danh lịch sử cũng như văn hóa lâu đời khác. Hãy cùng Megateen khám phá vùng đất này nhé.
Thời gian lí tưởng để du lịch Hưng Yên
Do nằm trong đồng bằng Bắc Bộ nên Hưng Yên mang tính đặc trưng của miền Bắc. Mùa xuân là mùa lễ hội, mùa hè là mùa quả hoa trái. Bạn nên lựa chọn thời điểm tới Hưng Yên vào mùa lễ hội lớn như: Đền Đa, đền Mẫu, đền Hóa Dạ, đền Dạ Trạch. Bạn cũng có thể đi vào tháng 5 mùa hoa se hoặc mùa hoa Cúc Chi vào cuối tháng 12. Tuy nhiên, mình khuyên các bạn nên hạn chế đi vào khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10, vì là mùa mưa không thuận tiện cho các hoạt động du lịch.
Làm sao để đi đến Hưng Yên
Tùy theo điều kiện và địa điểm của du khách , nhưng những cách di chuyển phổ biến là xe khách, xe bus nếu bạn muốn tiết kiệm, sang chảnh hơn thì là taxi và theo mình đề nghị nhất là xe máy cá nhân.
Với xe khách và bus
Bạn có thể bắt xe tại bến xe vào bất kì thời gian nào trong ngày. Giá vé khoảng 50k/người tùy xe. Đối với những bạn ở khu vực Quốc lộ 5, có thể bắt xe đi Hải Phòng hoặc Hải Dương có đi qua Hưng Yên..
Phượt Hưng Yên bằng phương tiện cá nhân
Đường đi Hưng Yên bằng ô tô riêng, bạn có thể tham khảo cung đường sau: Theo hướng đường Giải Phóng -> đoạn rẽ Pháp Vân rẽ trái sang Pháp Vân rồi rẽ phải sang cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ hướng công viên Yên Sở-> đi thẳng 40km tới thị trần Đồng Văn (Hà Nam) -> rẽ trái đi hướng quốc lộ 38 qua huyện Duy Tiên, qua cầu Hòa Mạc -> dọc quốc lộ 38 qua xã Phú Hòa đi quốc lộ 38B -> qua cầu Yên Lệnh theo quốc lộ 38B rẽ đường Phạm Bạch Hổ rẽ sang chùa Chuông, Vũ Trọng Phụng (trung tâm thành phố Hưng Yên) Lưu ý: Đoạn đường từ Pháp Vân tới cầu Giẽ chỉ dành riêng cho ô tô, xe máy không được đi theo đường này nhé các bạn. Với xe máy
Từ trung tâm Hà Nội -> theo hướng cầu Long Biên (Chương Dương) hoặc Vĩnh Tuy đi tới quốc lộ 5 -> đi thẳng 40km sẽ có ngã 3 chỉ dẫn rẽ trái vào hướng đi Hưng Yên -> Tiếp tục đi thẳng tới phố Nối -> qua Phố Nối tới điểm giao với quốc lộ 39 -> rẽ trái đi hướng quốc lộ 39A -> đi thẳng hơn 30km là tới thành phố Hưng Yên.
Nên ở đâu khi du lịch Hưng Yên
Hầu hết du khách đến Hưng Yên là đều đi trong ngày, nhưng các bạn có nhu cầu thì mình có danh sách cho các bạn tham khảo dưới đây:
Khách sạn Hưng Thái. Địa chỉ : 72 Trưng Trắc, Quang Trung, Tp Hưng Yên. Điện thoại: 0321 3866252
Khách sạn Á Đông 2. Địa chỉ : 21 Chùa Chuông, Tp Hưng Yên. Điện thoại : 0321 3864155
Khách sạn Phố Hiến. Địa chỉ : 58 Phạm Ngũ Lão, Tp Hưng Yên. Điện thoại : 0321 3862909
Khách sạn Thái Dương. Địa chỉ : 1A Nguyễn Du, Tp Hưng Yên. Điện thoại : 0321 3863875
Khách sạn Hồng Ngọc. Địa chỉ : Phường Lam Sơn, Tp Hưng Yên. Điện thoại : 0321 3864701
Hầu hết các homestay đều nhận được những feedback rất tích cực nên các bạn cứ yên tâm nhé. Mình khuyến khích các bạn nên chọn ” Ghé homestay” nhé. Chi tiết các bạ xem tại đây.
Đi đâu, chơi gì ở Hưng Yên
Đến Hưng Yên thì chủ yếu là các bạn du lịch tâm linh và vào mùa xuân, khoảng vào tháng Giêng thì là mùa lễ hội. Hưng Yên có rất nhiều di tích nổi tiếng cho các bạn thỏa sức khám phá. Chùa Hiến Địa chỉ: đường Phố Hiến, phường Hồng Châu, thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
Người ta vẫn nói rằng đến với Hưng Yên mà không ghé thăm phố Hiến thì coi như chưa đến. Trước kia phố Hiến từng là thương cảng buôn bán sầm uất và nhộn nhịp nhất cả nước. Ngày nay phố Hiến là một địa điểm du lịch nổi tiếng. Lúc ấy, phố Hiến là một đô thị trải dài theo bờ tả ngạn sông Hồng. Ngoài kinh đô Thăng Long – Kẻ Chợ là thủ đô phồn vinh nhất nước, Phố Hiến đã là một đô thị nổi bật đứng ở vị trí thứ hai. Dân gian có câu: “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến“. Văn bia chùa Thiên ứng, dựng năm Vĩnh Tộ thứ 7 (1625, đời vua Lê Thần Tông) đã ghi: “Phố Hiến nổi tiếng trong bốn phương là một tiểu Tràng An” – tức một Kinh đô thu nhỏ. Hãy đến đây để tận hưởng một không khí vintage, một thứ gì đó cổ xưa và hoài niệm và hãy nghe những câu truyện về thương cảng này nhé.
Văn miếu Xích Đằng Địa chỉ: thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thị xã Hưng Yên
Văn miếu thờ Khổng Tử người sáng lập đạo Nho và thờ Vạn thế sư biểu Chu Văn An – nhà sư phạm tài năng đức độ thời Trần. Xưa kia, Văn Miếu là nơi tổ chức các cuộc thi Hương và sát hạch thí sinh đi dự kì thi Hương.Vào mỗi dịp xuân thu nhị kỳ, nơi đây còn tổ chức tế lễ. Chủ tế là các quan đầu tỉnh cùng chức sắc, nho sinh. Nơi đây cũng thường xuyên tổ chức các cuộc thi bình văn, thơ của nho sĩ yêu nước. Văn miếu Xích Đằng có tên như vậy vì được xây dựng trên đất làng Xích Đằng, xưa kia là văn miếu của trấn Sơn Nam căn cứ vào khánh, chuông còn lại ở văn miếu.
Đền Chử Đồng Tử
Đền Chử Đồng Từ là một điểm đến du lịch tâm linh nổi tiếng và thu hút rất đông khách du lịch của tỉnh Hưng Yên. Đền Chử Đồng Tử thật ra là hai ngôi đền hoàn toàn khác nhau. Một ngôi đền có tên là đền Đa Hòa nằm tại thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Một ngôi đền có tên là đền Dạ Trạch nằm ở thôn Yên Tĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Cả hai ngôi đền này đều có một điểm chung đó là đều thờ Chử Đồng Tử. Vào các ngày 10, 11 và 12 tháng 2 âm lịch hàng năm tại đây sẽ diễn ra lễ hội rất lớn. Đền Đa Hòa Địa chỉ: thôn Đa Hoà, xã Bình Minh
Ngôi đền được xây dựng lại năm 1894 do tiến sĩ Chu Mạnh Trinh người làng Tổng Mễ đứng ra vận động nhân tài và vật lực. Đền xây dựng theo hướng chính Tây trên một bãi đất bằng phẳng hình chữ nhật rộng trên 18.000m2. Các công trình kiến trúc chia làm 3 khu: khu ngoài, khu giữa và khu trong.
Gác chuông tại đền
Đến đền Đa Hòa các bạn không những được ngắm nhìn những con đê trải dài, những đồng lúa xanh mướt xa xa dập dìu trong gió, mà Đa Hòa còn là ngôi đền giúp bạn bình tâm suy nghĩ. Hiện nay đền Ða Hoà còn bảo tồn được nhiều di vật quý hiếm, trong đó có lục bình “Bách thọ” (một trăm chữ thọ không chữ nào giống chữ nào, khắc trên thành lọ bằng gốm), một cổ vật vô giá của dân tộc. Ngoài ra còn có các kiệu bát cống, thất cống, khảm, ngai,…
Tại ban thờ tiến sĩ Chu Mạnh Trinh, công trình sư đền Đa Hòa, là thần hộ đền có cây đàn thập lục sinh thời ông từng gảy.
Nối tiếp là gian hậu cung đặt ban thờ và tượng thờ Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân. Ngồi giữa là Chử Đồng Tử, đầu đội mũ có chữ Vương, nét mặt thông minh, thuần phác. Hai bên là nhị vị phu nhân đầu đội mũ nữ hoàng, khuôn mặt nhân hậu hiền thục.
“Hỡi ai đi ngược về xuôi
Nhớ hội Đa Hòa mồng mười tháng hai”
Đền Dạ Trạch Địa chỉ: thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu..
Đền Dạ Trạch, còn gọi là Đền Hóa, là ngôi đền nằm ở Nơi đây thờ ba nhân vật trong truyền thuyết, gồm Chử Đồng Tử cùng nhị vị phu nhân là công chúa Tiên Dung và công chúa Hồng Vân (công chúa Tây Sa). Tương truyền đền được xây trên nền thành quách sau khi khi ba vị hóa về trời. Hàng năm, đền có bốn tiết chính, gồm ngày 4 tháng Giêng (âm lịch), tức ngày sinh của công chúa Tiên Dung; 10 tháng 2, ngày sinh của công chúa Hồng Vân; 12 tháng 8, ngày sinh Chử Đồng Tử; 17 tháng 11, ngày kỵ thánh. Lễ hội chính diễn ra từ ngày mùng 10 đến 12 tháng 2 (âm lịch), kỷ niệm ngày sinh công chúa Hồng Vân.
Đền Phượng Hoàng Địa chỉ: thôn Phượng Hoàng, xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên
Đền thờ nàng Cúc Hoa, vợ của “Lưỡng quốc Trạng nguyên” Tống Trân. Truyền thuyết kể về câu chuyện tình yêu chung thủy của Bà. Cúc Hoa là người con gái có nhan sắc, con một trưởng giả giàu có nhưng Nàng biết trọng lẽ phải và có tình thương người. Nàng đã hy sinh tuổi trẻ và cuộc sống sung túc, êm ấm của mình để dũng cảm theo Tống Trân. Tuy xa chồng mười năm nhưng Cúc Hoa vẫn giữ trọn tình nghĩa thủy chung. Nàng dũng cảm bảo vệ hạnh phúc riêng và là một người con dâu hiếu thảo. Cúc Hoa xứng đáng là tấm gương cho mọi thế hệ phụ nữ về sau noi theo. Sau khi Bà mất, nhân dân đã xây dựng đền Phượng Hoàng trên nền ngôi nhà bà đã ở để tôn thờ Bà.
Chùa Hương Lãng/ Chùa Lạng Địa chỉ: thôn Hương Lãng, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm
Ngoài thờ Phật, chùa Hương Lãng còn thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan – một người phụ nữ giỏi việc nước đảm việc nhà dưới thời Nhà Lý. Đây là một công trình kiến trúc nghệ thuật đẹp, có giá trị lịch sử văn hóa và khoa học. Có rất nhiều cổ vật được lưu trữ ở trong khuôn viên chùa như bệ đá hoa sen, Linh vật chính giữa hậu cung…
Ông Sấm
Chùa Thái Lạc/Chùa Pháp Vân Địa chỉ: thôn Thái Lạc, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm
Chùa được xây dựng từ đời Lý, chùa là nơi hiếm hoi trên toàn Việt Nam còn giữ được 1 bức vì ở gian giữa thượng điện là kiến trúc từ đời Trần, ngoài chùa Thái Lạc chỉ còn thấy ở chùa Dâu và chùa Bối Khê. Bức chạm trên vì gỗ của chùa chạm hình thiên nữ Càn Thát Bà một trong Thiên Long Bát Bộ của Phật giáo.
Ngọc phả của Chùa ghi năm Đại Định thứ 2 năm 1162 đời Lý Nhân Tông.Ngọc phả ghi rõ ràng về sự kiện Tứ Pháp ở luy lâu xảy ra thời Hán Linh Đế (168-189 sau công nguyên).
Năm 1673 chùa được đại trùng tu.
Năm 1964 chùa được công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia của toàn quốc và tỉnh. Hồ Bán Nguyệt
Trong khung cảnh ồn ã, sầm uất của đô thị, hồ Bán Nguyệt như một nét thơ được điểm xuyết vào đó với không gian thoáng đãng, phong cảnh hữu tình
Hồ Bán Nguyệt – cái tên ấy đã giúp ta hình dung được dáng cong hình trăng khuyết của hồ. Lê Cù – một nhà nho đời Hậu Lê, người thôn Hoa Dương đã viết: ” Kìa hồ là cảnh hữu tình, khi soi xuống có hồ thì có nguyệt. Mà nguyệt vốn kho vô tận, ngửng trông lên còn nguyệt ấy là hồ” (Phú Hồ Bán Nguyệt). Đặc sản ẩm thực Hưng Yên
1.Tương bần
Hưng Yên nổi tiếng là vùng đất của những của ngon vật lạ. Vì thế ngày xưa vua chúa thường dùng đồ cống nạp từ Hưng Yên, trong đó có tương bần. Tương bần là sự kết tinh và lên men từ đỗ tương, gạo nếp cái hoa vàng và muối theo 3 công đoạn chính: mốc xôi nếp, ngả đỗ và ủ tương. Tương bần có vị đậm đà và có sức hấp dẫn không thể chối từ chỉ cần nếm thử một lần thôi là chỉ muốn được ăn thêm, ăn nữa.
2. Bún thang lươn
3. Nhãn lồng
Nhãn lồng cũng là một đặc sản của Hưng Yên có niềm vinh hạnh được dâng lên vua. Cùng với tương bần, nhãn lồng là niềm kiêu hãnh của ẩm thực Hưng Yên nói riêng và cả người dân Hưng Yên nói chung. Những ai đã được thử nhãn lồng Hưng Yên hẳn không thể nào quên được vị ngọt lịm lan tỏa trong từng giác quan. Điểm khiến nhãn lồng Hưng Yên hơn hẳn nhãn lồng nơi khác là quả ở đây to tròn, vỏ màu nâu nhạt, bên trong nhãn ráo nước, hạt nhỏ cùi trắng ngà. Khi cắn thử cùi ngọt mọng nước, dày và dai. Không nơi nào trồng nhãn lồng lại ngon như nhãn lồng ở Hưng Yên.
4. Gà Đông tảo
Lại thêm một sản vật tiến vua, gà Đông Tảo được mệnh danh như là loài gà “quý tộc” bởi vẻ ngoài kiêu hãnh và giá trị đắt đỏ của mình, mỗi con giá từ 3-5 triệu đồng có nơi “hét giá” lên đến 8 triệu đồng. Sở dĩ gà Đông Tảy được nhiều người săn đón như vậy vì giống gà này cực kì khó nuôi, thịt gà chắc và có mùi vị thơm ngon đặc trưng. Gà Đông Tảo còn đặt biệt ở chỗ chân gà to và sần sùi như chân voi, nhiều người thường mua chân gà Đông Tảo về ngâm rượu.
5. Bánh dày làng Gàu
6. Ếch om
Người xưa có truyền lại câu nói: “Đi thì nhớ vợ cùng con/ Về nhà lại nhớ ếch om Phượng Tường”. Ếch om là một món ăn không thể thiếu khi nhắc tới nền ẩm thực Hưng Yên. Cách nấu món ếch om cũng rất công phu đầu tiên phải sơ chế và ướp ếch gồm mẻ, vỏ quýt khô, mắm tép, hạt tiêu, nước mỡ, mộc nhỉ khoảng 30p sau đó cho vào nồi nấu với thịt ba chỉ và măng rồi om nhỏ lửa cho đến khi thịt ếch nhừ, màu ếch là màu vàng sậm, nước sền sệt như mật ong. Hành trình phượt Hưng Yên 1 ngày
Mình xin gợi ý với các bạn lịch trình du lịch Hưng Yên 1 ngày như sau: (Văn miếu Xích Đằng – chùa Chuông – đền Mẫu – đền Thiên Hậu)
+ Buổi sáng: Khởi hành tới Hưng Yên. Các bạn có thể đi theo tuyến đường mình gợi ý phía trên. Đi tham quan Đền Mẫu – Hưng Yên.
Đền Mẫu nằm ven hồ Bán Nguyệt, nổi tiếng với phong cảnh non nước, hữu tình, mặt nước trong xanh phẳng lặng. Đền tọa lạc ở phường Quang Trung – thành phố Hưng Yên.
Sau khi tham quan, cúng lễ ở đền Mẫu, bạn đi dâng hương ở đền Thiên Hậu và vãn cảnh hồ Bán Nguyệt, chụp ảnh tại Phố Hiến.
+ Buổi trưa: Nghỉ ngơi, ăn trưa
+ Buổi chiều: Tham quan, dâng hương tại chùa Chuông (thôn Nhân Dục, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên) – được mệnh danh là “Phố Hiến đệ nhất danh thắng”.
Tham quan Văn miếu Xích Đằng – di tích văn hóa nằm trong quần thế di tích Phố Hiến. Địa chỉ tại thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên. Sau đó bắt xe trở về Hà Nội.
Chúc các bạn một chuyến đi vui vẻ bên người thân và gia đình!