1
Bạn cần hỗ trợ?
Review du lịch Hải Dương đầy đủ nhất| Review Hải Dương - Megateen - Kênh thông tin đa chiều về giới trẻ
Booking.com

Review du lịch Hải Dương đầy đủ nhất| Review Hải Dương

 

Hải Dương là một tỉnh nhỏ ở miền Bắc, cách Hà Nội khoảng 60km. Hải Dương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương (hiện là đô thị loại I), cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía đông, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía tây.  Ngoài những phát triển nhanh chóng về kinh tế thì Hải Dương cũng đang dần trở thành một trung tâm văn hóa, tâm linh của toàn miền Bắc.  Hải Dương là một trong những vùng đất “địa linh nhân kiệt”, vùng văn hoá và văn hiến tâm linh chính của cả nước. Theo dòng lịch sử đã để lại cho Hải Dương 1.098 di tích lịch sử, trong đó có 133 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và nhiều di tích được xếp hạng đặc biệt như Côn Sơn, Kiếp Bạc. Trong thời kì kháng chiến vùng đất đã sản sinh ra những người con kiệt xuất của đất nước, như nhà thơ Trần Đăng Khoa, cô gái Lai Vu rắn quấn bên chân vẫn bắn thù… Là một người con vùng đất Hải Dương, Megateen sẽ rất tự hào khi giới thiệu chi tiết cho các bạn về quê hương chúng mình!

Di chuyển đến Hải Dương

Hải Dương nằm trong vùng trọng điểm kinh tế nên có rất nhiều tuyến đường huyết mạch chạy qua như quốc lộ 5, 18, 37… và các cao tốc hiện đại mới đưa vào sử dụng,  kết nối với các tỉnh lân cận. Vậy nên phương tiện chủ yếu đi đến Hải Dương là xe khách. Tuyến xe khá đa dạng  và chạy bất cứ thời gian nào trong ngày. Hoặc muốn tiết kiệm hơn các bạn có thể chọn xe bus. Các tuyến mà mình nghĩ các bạn nên lựa chọn là:

Hải Dương, Tuyến 217 Bến xe Hải Tân – Bến xe Bắc Ninh, Bắc Ninh

Lộ trình xe buýt: Bến xe Hải Tân – Các đường: Lê Thanh Nghị – Ngã tư Máy sứ – Nguyễn Lương Bằng – Quốc lộ 5 – Ngã ba Quán Gỏi – Quốc lộ 38 – Ngã tư Đông Côi – Bến xe Bắc Ninh (điểm cuối).  Mã số tuyến: 217 Thời gian hoạt động: 5 -…

Hải Dương, Tuyến 216 Bến xe Hải Dương – Bến xe Triều Dương, Hưng Yên

Lộ trình xe buýt: Bến xe Hải Dương – Các đường: Hồng Quang – Trần Hưng Đạo – Bạch Đằng – Thống Nhất – Lê Thanh Nghị – Nguyễn Lương Bằng – Quốc lộ 5 – Quán Gỏi – Quốc lộ 38 – TTr Kẻ Sặt  – TTr  n Thi – Trương Xá – Quốc lộ 39 – Thị xã Hưng Yên – Đường Nguyễn Văn…

Hải Dương, Tuyến 208 Bến xe Phía tây – Bến xe Lục Nam, Bắc Giang

Lộ trình xe buýt: Bến xe phía tây TP Hải Dương – Đường Nguyễn Lương Bằng – Ngã tư Máy Sứ – Đường Lê Thanh Nghị – Ngã ba Cầu Cất – Đường Thống Nhất – Đường Bạch Đằng – Đường Trần Hưng Đạo – Cầu vượt Phú Lương –  Quốc lộ 5 – Ngã ba Tiền Trung – Quốc…

Hải Dương, Tuyến 207 Bến xe Hải Tân – Bến xe Uông Bí, Quảng Ninh

Lộ trình xe buýt: Bến xe Hải Tân – Đường Lê Thanh Nghị – Ngã tư Máy sứ – Đường Điện Biên Phủ – Quốc lộ 5 – Ngã ba Tiền Trung – Quốc lộ 183 – Ngã ba Sao Đỏ – Quốc lộ 18 – Đông Triều – Mạo Khê – Bến xe Uông Bí (phường Nam Khê – điểm…

Hải Dương, Tuyến 206 BX Hải Dương – Bến xe Hưng Yên, Hưng Yên

Lộ trình xe buýt: Bến xe Hải Dương – Các Đường:  Hồng Quang – Trần Hưng Đạo – Bạch Đằng – Thống Nhất – Lê Thanh Nghị – Quốc lộ 37(đường 39B cũ) – Quốc lộ 38B – Chợ Gạo – Đường Nguyễn Văn Linh – Bến xe Hưng Yên (điểm cuối). Mã số tuyến: 206 (xe bus hải dương…

Hải Dương, Tuyến 202 BX Hải Dương – BX Lương Yên, Hà Nội

Lộ trình xe buýt: Bến xe Hải Dương – Các Đường:  Hồng Quang – Trần Hưng Đạo – Bạch Đằng – Thống Nhất – Lê Thanh Nghị – Nguyễn Lương Bằng – Quốc lộ 5 – Nguyễn Văn Cừ – Cầu Chương Dương – Trần Quang Khải – Bến xe Lương Yên (điểm cuối) Hà Nội.

Hải Dương, Tuyến 18 Bến xe Phía Tây – Tr­êng ĐHKTCN Mỏ, Quảng Ninh

Chiều đi:Bến xe Phía Tây TP Hải Dương – Đường Nguyễn Lương Bằng – Ngã tư Máy Sứ – Đường Điện Biên Phủ – đĐường Gom nam Quốc lộ 5 – Ngã ba đường Thanh Niên – Quốc lộ 5 – Tiền Trung – Thị trấn Phú Thái – Đường 388 – Thị trấn Kinh Môn – TTr Minh Tân – NMXM…

Hải Dương, Tuyến 27 Bến xe Phía Tây – Bến xe Ninh Giang

Lộ trình xe buýt: Bến xe Phía Tây  – Đường Nguyễn Lương Bằng – ngã tư Máy sứ – Đường Lê Thanh Nghị – Quốc lộ 37(đường 39B cũ) – Ngã ba Gia Lộc – Quốc lộ 37(17A cũ) – Quán Ngái – Đường 391B (đường 191 cũ) – Ngã tư Mắc – Đường 391…

Hải Dương, Tuyến 09 Siêu thị Marko – Bến xe Ninh Giang

Lộ trình xe buýt: Siêu thị Marko  – Đường Gom  nam Quốc lộ 5 –Đương  Ngô Quyền – Ngã tư Ngô Quyền – Ngã tư Máy sứ – Đường Lê Thanh Nghị – Bến xe Hải Tân – Đường 391(đường 191 cũ) – TTr Tứ Kỳ – Quý Cao – TTr Ninh Giang – Bến xe Ninh Giang (điểm…

Hải Dương, Tuyến 08 Bến xe phía Tây – Tam Kỳ, Kim Thành

Lộ trình xe buýt:  Lượt đi: Vị trí quy hoạch bến xe phía tây TP Hải Dương – Đường Nguyễn Lương Bằng – Ngã tư Máy Sứ – Đường Điện Biên Phủ – đ­ường Gom phía nam Quốc lộ 5  – Ngã ba đường Thanh Niên – Quốc lộ 5 – Tiền Trung – Phạm Xá – Thị…

Hải Dương, Tuyến 07 Bến xe Hải Tân – Hồng Phong, Ninh Giang

Lộ trình xe buýt: Bến xe Hải Tân – Đường Thanh Niên – Siêu thị Marko – Đường Gom nam quốc lộ 5 – Đường Ngô Quyền – Ngã tư Ngô Quyền – Đường Nguyễn Lương Bằng – Cửa Ô phía Tây TP Hải Dương – Quốc lộ 5 –  Lai Cách – Đường 394 – Phủ Bình – …

Hải Dương, Tuyến 06 Siêu thị Marko – Bến Trại, Thanh Miện

Lộ trình xe buýt: Siêu thị Marko – Đường Gom nam Quốc lộ 5  – Đường Ngô Quyền – Ngã tư Ngô Quyền – Ngã tư Máy sứ – Đường Lê Thanh Nghị – BX Hải Tân – Ngã ba Phú Tảo – Quốc lộ 37(đường 39B cũ) – TTr Gia Lộc – Cầu Đáy – Ngã tư cống Bát Đa…

Hải Dương, Tuyến 02 Bến xe Hải Tân – huyện Thanh Hà

Lộ trình xe buýt: Bến xe Hải Tân – Đường 38B – Cầu Phú Tảo  – Đường Ngô Quyền – Ngã tư (Trụ sở Sở TNMT mới)  – Đường 52m – Đường Thanh Bình (Bệnh viện Lao&Phổi) – Đường Nguyễn Lương Bằng – Ngã tư Ngô Quyền – Đường Ngô Quyền.

Hải Dương, Tuyến 01 Bến xe Phía Tây – Huyện Thanh Hà

Lộ trình xe buýt: Bến xe Phía Tây TP Hải Dương – Đường Nguyễn Lương Bằng – Ngã tư Máy Sứ – Đường Điện Biên Phủ – Ngã ba Bến Hàn – Đường Gom nam Quốc lộ 5  – Siêu thị Marko – Quốc lộ 5  –  Ngã Ba Hàng – Đường 390.
Trong trường hợp các bạn di chuyển bằng máy bay thì hãy chọn sân bay Nội Bài hoặc Cát Bi rồi di chuyển bằng các tuyến mình vừa nêu nhé.
Ở đâu tại Hải Dương
Do những chuyến đi đến Hải Dương thường trong ngày nên dịch vụ khách sạn ở đây chưa thực sự phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên nhà nghỉ bình dân thì rất nhiều cho các bạn lựa chọn nhé. Còn nếu ai muốn sang chảnh thì mình gợi ý Khách sạn Trường Thành nhé.
Đi đâu chơi tại Hải Dương
Ở Hải Dương chủ yếu là du lịch văn hóa, tâm linh vì thành phố vẫn chưa được phát triển như Hà Nội hay Đà Nẵng. Điajan điểm củ yếu sẽ chia thành:
Du lịch tâm linh

1. Khu di tích danh thắng Côn Sơn


Khu di tích danh thắng Côn Sơn gắn liền với cuộc sống của nhiều con người thành danh trong lịch sử, đây cũng là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm vào thời Trần, có vị trí nằm ở xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh.
Chùa nằm dưới chân núi Côn Sơn. Tương truyền nơi đây là nơi hun gỗ làm than và đã từng diễn ra trận hoả công hun giặc, dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỷ X. Nên ngoài tên gọi Côn Sơn, núi còn có tên là Kỳ Lân hay núi Hun. Chùa “Thiên Tư Phúc Tự” trong dân gian quen gọi theo tên núi là chùa Côn Sơn hay còn gọi là Chùa Hun. Khu di tích nằm ở giữa hai dãy núi Phượng Hoàng – Kỳ Lân gồm có núi non, chùa, tháp, với rừng thông, khe suối và các di tích nổi tiếng gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân trong lịch sử. Hiện nay, Côn Sơn còn lưu giữ được những dấu tích văn hoá của thời Trần và các giai đoạn lịch sử kế tiếp. Đây là một địa điểm du lịch nổi tiếng Hải Dương mà du khách sẽ không thể bỏ qua.

 Làng rối nước Thanh Hải


Làng rối nước Thanh Hải (huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) đã có truyền thống từ hàng trăm năm nay. Rối nước Thanh Hải hiện có mặt ở hầu hết các hội diễn trên khắp cả nước.
Thanh Hải – ngoài nức tiếng với đặc sản vải thiều thì còn là một phường rối không chuyên với nhiều trò hay cùng tích lạ “đem chuông đi đánh xứ người”, giành được nhiều giải cao trong các hội diễn toàn quốc đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tổ chức văn hóa, cùng với những người yêu thích nghệ thuật rối nước Việt Nam.

Giếng Ngọc

Giếng nằm ở sườn núi Kỳ Lân, phía dưới chân của Ðăng Minh Bảo Tháp. Tương truyền đây là giếng nước do Thiền sư Huyền Quang được thần linh báo mộng ban cho chùa nguồn nước quý. Nước giếng trong vắt và xanh mát quanh năm, uống vào sẽ thấy khoan khoái dễ chịu. Từ đó giếng có tên là Giếng Ngọc và nước ở giếng thường được các sư dùng làm nước cúng lễ của chùa.

 Bàn Cờ Tiên


Từ chùa Côn Sơn du khách leo khoảng 600 bậc đá là đến đỉnh núi Côn Sơn (cao 200m), đây là một khu đất bằng phẳng, nơi đây có một phiến đá khá rộng, tục gọi là Bàn Cờ Tiên. Hiện nay nơi Bàn Cờ Tiên có dựng nhà bia theo kiểu Vọng Lâu đình với hai tầng cổ các tám mái. Sau thời gian leo núi cũng khá là mệt nhọc thì các bạn có thể quan sát bao quát hết khung cảnh toàn vùng. Nhưng nên lưu ý là ở đây không được dừng trại, sẽ dễ gây cháy rừng. Một số đoạn bậc thang đã bào mòn theo thời gian và dễ trơn trượt khi thời tiết ẩm, nên các bạn đặc biệt lưu ý nhé.

Đền Kiếp Bạc


Đền Kiếp Bạc thuộc xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh cách Côn Sơn 5km. Kiếp Bạc là tên ghép của hai làng là Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Đây là thung lũng trù phú, xung quanh được bao bọc bởi dãy núi Rồng đã tạo cho Kiếp Bạc có một vẻ đẹp vừa kín đáo lại vừa thơ mộng. Vào thế kỷ thứ 13, đây là nơi đóng quân và là phủ đệ của người anh hùng dân tộc Trần Hưng Ðạo. Ðền thờ Trần Hưng Đạo được dựng vào đầu thế kỷ 14 ở trên một khu đất trung tâm thung lũng Kiếp Bạc. Tại gian tiền tế của đền Kiếp Bạc hiện còn trưng bày 2 đoạn xương ống chân voi. tương truyền đây là con voi chiến của Hưng Đạo Đại Vương – Trần Quốc Tuấn trong khi ra trận bị sa lầy tại cánh đồng gần tỉnh Thái Bình, mặc dù quân sĩ dốc sức làm mọi cách để cứu voi khỏi bị sa lầy nhưng vẫn không cứu nổi, Trần Hưng Đạo đành phải bỏ voi lại để tiếp tục tiến quân ra chiến trường và có chỉ gươm xuống đất thề sẽ quay lại cứu voi khi thắng trận. Thắng trận trở về đến cánh đồng nơi voi bị sa lầy nhưng con voi đã chết vì bị chìm lún xuống bùn. Tương truyền 2 ống xương chân voi hiện đang đặt tại gian tiền tế đền Kiếp Bạc là xương của con voi trung thành của Đức Thánh Hưng Đạo Đại Vương. Bên trong còn có cả nơi trưng bày đồ cổ, bản đồ chiến tranh, công lao… của nhà Trần. Chính giữa trung tâm khuôn viên là nơi để thờ cúng mỗi dịp đầu năm hoặc lễ hội.

 Đền Cao An Phụ 

Đền Cao An Phụ nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Hải Dương, đây được xem như một dải lụa điểm xuyết cho bức tranh đồng bằng Bắc Bộ.

Đến với nơi đây, du khách sẽ có cơ hội thưởng ngoạn khung cảnh thơ mộng hữu tình của trời mây non nước với dòng sông uốn lượn như dải lụa, cùng cánh đồng bạt ngàn chia thành từng ô vuông vức, hay những ngôi làng nhỏ phân khu địa phận. Tất cả đã tạo nên một bức tranh muôn màu. Núi không quá cao và bạn có thể chọn đi bộ vì đường là đường nhựa rất đẹp, hoặc có thể chọn đi xe có sẵn được cung cấp bởi ban quản lí.

Động Kính Chủ

Chùa Kính Chủ được tạo từ cảnh quan tự nhiên của động Kính Chủ ở xã An Sinh, làng Dương Nham, huyện Kinh Môn. Chùa thờ Phật, thờ thiền sư Minh Không, cùng vua Lý Thần Tông và Huyền Quang. Các tượng trong chùa đều được tạc hoàn toàn bằng đá. Bên trái cửa chùa có khắc bài thơ của vua Lê Thánh Tông đề vịnh khi ngài tới vãn cảnh chùa. Gần chùa còn có núi Yên Phụ, thờ thân phụ của Hưng Đạo Vương là đức An Sinh Vương Trần Liễu.

 Đền thờ Chu Văn An


Có lẽ không cần phải nói nhiều về vị thầy giáo này vì có rất nhiều giai thoại về ông. Qua nhiều lần trùng tu, đền thờ Chu Văn An trở thành quần thể kiến trúc bề thế bao gồm: tam quan nội, tam quan ngoại, sân hạ, sân trung, sân thượng, vườn cây, hai nhà giải vũ, hai nhà bia, đền thờ chính cùng những bức phù điêu chạm Long Phượng vờn mây và 112 bậc đá dẫn lên đền thờ chính.
Đền chính nằm trên vùng đất cao, rộng và theo phong thủy định thì đây là mắt của chim Phượng. Phía trước đền có núi Ngọc làm tiền án, phía sau có núi Phượng làm hậu trẩm, hai bên là núi Kì Lân và núi Phượng Hoàng chầu về. Đền Chu Văn An được xây dựng theo hình chữ Nhị, phong cách kiến trúc thời Nguyễn, chồng diêm 2 tầng 8 mái, ngói liệt với 8 góc đao cong, bao gồm 5 gian tiền tế và 1 gian hậu cung. Học sinh, sinh viên hàng năm đều có thông tục đến đây xin chữ cũng như cầu nguyện cho một mùa thi cử đỗ đạt.
Địa điểm khác 
 Đảo Cò Chi Lăng Nam
Đảo Cò Chi Lăng Nam nằm ở giữa lòng hồ An Dương, thuộc địa bàn xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện.Đảo Cò Chi Lăng Nam không những là điểm du lịch hấp dẫn nhất Hải Dương mà nó còn trở thành điểm du lịch sinh thái “độc nhất vô nhị” của miền Bắc.

Du khách đến Đảo Cò vào những ngày đất trời lập đông,sẽ rất ấn tượng với hình ảnh hàng vạn chú cò và vạc đậu san sát trên các ngọn tre, trên cành cây, trông xa sẽ giống như những cành hoa điểm đầy bông trắng, mang đến cho du khách những khoảnh khắc sống cùng thiên nhiên.

 Câu lạc bộ golf Ngôi sao Chí Linh


Câu lạc bộ golf Ngôi sao Chí Linh nằm ở thị trấn Sao Đỏ, huyện Chí Linh.Sân golf Chí Linh không chỉ được đánh giá là một sân golf hàng đầu tại Việt Nam mà còn cả vùng Đông Nam Á.
Với diện tích 325 ha sân golf Ngôi Sao Chí Linh trải rộng trong lòng một thung lũng tuyệt đẹp với một hồ nước tự nhiên nép mình bên những dải đồi xanh hùng vĩ. Tòa nhà tròn của câu lạc bộ được thiết kế độc đáo, với toàn bộ hệ thống cửa và tường bao được xây dựng bằng kính trong suốt cho phép du khách cùng khán giả có thể chiêm ngưỡng phần lớn diện tích sân golf.
Gốm Chu Đậu
Gốm Chu Đậu (huyện Nam Sách, Hải Dương) phát triển rực rỡ vào giai đoạn thế kỷ 14 đến thế kỷ 17. Sau hơn ba thế kỷ thất truyền, nay gốm Chu Đậu hồi sinh, trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Sự phục hồi của làng gốm còn tạo nhiều tiềm năng phát triển du lịch làng nghề cho địa phương. Hãy đến đây chứng kiến những nghệ nhân nhạo nặn những cục đất sét vô chi, thổi hồn vào chúng thành những đồ vật sinh động nhé. Ngoài ra mua về làm quà tặng không phải là một ý tồi đâu
.
Đặc sản Hải Dương
Bánh đậu xanh Hải Dương

Nhắc đến món bánh đậu xanh, địa đanh đầu tiên mà bạn nhớ đến chắc chắn là mảnh đất Hải Dương, nơi sản sinh ra những thương hiệu bánh đậu xanh nổi tiếng vô cùng thơm ngon, đảm bảo chất lượng. Bánh có thể dùng với trà sen, một  sự kết hợp hoàn hảo cho một ngày mới.
2. Bánh gai Ninh Giang

Bánh gai Ninh Giang là một món quà quê gắn liền với tuổi thơ của mình và rất nhiều người nơi đây. Bánh gai món quà thấm đượm tinh túy ẩm thực xưa cũ, với vẻ ngoài dân dã mộc mạc không hề có chút cao sang nhưng khi thưởng thức thì mới thấy được hương vị hết sức thơm ngon, vô cùng đặc biệt chỉ Ninh Giang mới có
3. Vải thiều Thanh Hà
Nhắc đến Hải Dương thì không thể không nhắc đến vải thiều rồi.Vải thiều được trồng khá nhiều ở các tỉnh thành phía Bắc nước ta, tuy nhiên ở mỗi vùng vải lại có hương vị và chất lượng riêng. Trong đó có vải thiều Thanh Hà một trong những thương hiệu khá nổi tiếng, được xuất khẩu đi khá nhiều nước trong khu vực và thế giới.

Vậy đó là tất cả kinh nghiệm của bọn mình. Chúc các bạn có những chuyến đi thật vui vẻ.

Megateen - Kênh thông tin đa chiều về giới trẻ
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0