Review du lịch Bình Thuận– Bình thuận là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải nam trung bộ, một trong những thành phố trọng điểm của khu vực miền Nam. Sau hơn một thập kỉ, Bình Thuận đã dần dần phát triển thành một thành phố hiện đại cũng như thành một khu du lịch nổi tiếng và hấp dẫn với cả du khách trong và ngoài nước, tuy không vì thế mà vùng đất đánh mất đi giá trị vẻ đẹp hoang sơ của mình. Hãy cùng Megateen bọn mình tìm hiểu kĩ hơn về mảnh đất và con người nơi đây nhé.
Bình Thuận những năm 60 của thế kỉ trước
Tổng quan Bình Thuận
Bình Thuận là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh lỵ của Bình Thuận là thành phố Phan Thiết nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 183 km về phía Bắc, cách Nha Trang 250 km và cách thủ đô Hà Nội 1.520 km về phía Nam theo đường Quốc lộ 1A. Bình Thuận có biển dài 192 km kéo dài từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná thuộc Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số của tỉnh đạt 1.230.808 người. 38,1% dân số sống ở đô thị và 61,9% dân số sống ở nông thôn. Dân cư tỉnh phân bố không đồng đều giữa các huyện, thị xã, thành phố. Đây cũng là nơi tập trung đến hơn 34 dân tộc, đông nhất vẫn là Kinh. Do đó đây là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau, đảm bảo đem lại cho du khách những trải nghiệm thú vị nhất, về phong tục tập quán nơi đây.
Thời gian lí tưởng để du lịch Bình Thuận
Nằm trung vùng nhiệt đới xích đạo nên khí hậu Bình Thuận có những đặc điểm rõ rệt: Nhiều nắng và gió, khô hạn nhất cả nước và đặc biệt là không có mùa đông. Mùa ở đây được chia ra làm 2 mùa chính là mùa mưa và mùa khô. Tháng 5 đến tháng 10 thì khí hậu có mưa là chủ yếu, còn lại là mùa khô. 3 tháng 12,1,2 khí hậu ở đây tương đối dễ chịu, nên là thời điểm thích hợp nhất để chọn đây làm nơi xê dịch. Những tháng mùa mưa thì thường khá bất tiện cho việc đi lại cũng như bạn sẽ không cam nhận được hết vẻ đẹp nơi đây. Nếu muốn du lịch đảo Phú Quý các bạn nên lựa khoảng tháng 3 bởi thời gian này biển êm, không ảnh hưởng nhiều bởi mưa bão hay thời tiết xấu nên tàu đi ra đảo sẽ ít khi bị gián đoạn.
Di chuyển đến Bình Thuận
Do đặc điểm địa hình nên phương tiện di chuyển chính đến Bình Thuận vẫn là đường bộ, hoặc có thể bằng máy bay nếu như bạn ở xa. Để đi bằng đường hàng không thì các bạn nên bay xuống sân bay Tân Sơn Nhất rồi bắt xe để di chuyển về đây vì Thành phố HCM cách Phan Thiết khoảng 183km, hoặc nếu bạn có kế hoạch nghỉ ngơi dài ngày thì có thể đáp xuống Nha Trang, cách Bình Thuận khoảng 250 km. Giá vé các bạn hãy tham khảo tại trang web chính thức của từng hãng.
Nếu xuất phát từ Hồ Chí Minh, cách trung tâm Bình Thuận là Tp Phan Thiết khoảng gần 200km, thời gian di chuyển giữa 2 thành phố này sẽ mất khoảng nửa ngày. Các bạn có thể lựa chọn sử dụng phương tiện cá nhân, hoặc lựa chọn phương tiện công cộng tuỳ theo hành trình của mình.Hàng ngày từ ga Sài Gòn có chuyến tàu SPT1 đi Phan Thiết, khởi hành từ ga Sài Gòn lúc 6h40 sáng và đến ga Phan Thiết vào lúc 10h15. Từ Hà Nội các bạn có thể di chuyển bằng tàu Thống Nhất, tất cả các chuyến tàu đều xuất phát hàng ngày từ ga Hà Nội tới ga Sài Gòn, thời gian đi mất khoảng 26 tiếng với tàu nhanh nhất SE3, tàu sẽ dừng tại ga Bình Thuận (trước đây có tên là ga Mương Mán – thuộc huyện Hàm Thuận Nam) cách trung tâm Tp Phan Thiết khoảng 15km.
Do trang thiết bị trên tàu mới được nâng cấp nên các bạn không phải lăn tăn nhé. Đây cũng là cách hay để tận hưởng trọn vẹn khung cảnh hiên nhiên nơi này nha. Ngoài ra các bạn có thể chọn xe khách, xe giường nằm. Tùy vào địa điểm mà giá cả sẽ khác nhau nhưng theo mình thì chi phí cũng khá dễ thở.
Để đi lại trong khu vực nội thành thì có thể bắt xe bus, taxi hoặc thuê xe máy. Đừng lo ngại chuyện này vì hầu hết khách sạn đều cung cấp cho bạn dịch vụ đó.
Ở đâu khi du lịch Bình Thuận
Với sự gia tăng chóng mặt về lượng khách du lịch đổ về hàng năm nên dịch vụ này cực kì phát triển ở Bình Thuận, trải dọc khắp cả tỉnh. Từ bình dân đến khách sạn cao cấp, tới những homestay vintage, bạn sẽ không phải lo nghĩ nhiều về nơi ở khi đi du lịch Bình Thuận nhé. Các bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY
Địa điểm du lịch Bình Thuận
Mũi Né là tên một mũi biển, một trung tâm du lịch nổi tiếng ở Phan Thiết được đưa vào danh sách các khu du lịch quốc gia Việt Nam. Hiện tại, Mũi Né là một phường của thành phố Phan Thiết với tổng diện tích là 35,41 km², dân số năm 1999 là 24.275 người, mật độ dân số 686 người/km².
Từ một dải bờ biển hoang vu với các đồi cát đỏ như sa mạc nằm rất xa đường giao thông, chỉ có lác đác vài xóm chài nghèo, Mũi Né đã mọc lên hàng trăm khu resort. Cách trung tâm thành phố Phan Thiết 22 km về hướng Đông Bắc, Mũi Né được nối liền với thành phố biển này bởi hai con đường Nguyễn Đình Chiểu (đường 706) và Võ Nguyên Giáp (đường 706B) – được coi là tuyến trọng yếu cho ngành du lịch của Bình Thuận. Khi đến Mũi Né, du khách sẽ có thể được tham quan làng chài Mũi Né, có cơ hội chứng kiến được hoạt động của một làng chài xứ biển thuần chất Việt Nam.
Mũi né không đơn thuần là vùng biển , nó còn chứa đựng cả một nền văn hóa, một nét độc đáo rất riêng, hoang sơ nhưng không hoang tàn, giữ được vẻ đẹp vốn có của nó từ hàng ngàn năm trước đây.
Đồi Cát Hồng
Một trong những thắng cảnh đẹp nhất Mũi Né – Đồi Cát Hồng. Ngoài những bãi cát dài lượn sóng, màu sắc của cát cũng là điểm thu hút du khách, có thời điểm cát trên đồi có đến 18 màu khác nhau. Lên đồi cát, bạn có thể thuê ván trượt, giá khoảng 20.000 đồng một tấm. Các du khách sẽ có cơ hội được trải nghiệm đi dạo trên những đụn cát nhấp nhô và chiên ngưỡng khung cảnh xa mạc ngay trên mảnh đất Việt Nam.
Hoặc các bạn có thể thuê xe jeep để vi vu quanh đồi cát nhé. Gía cả chỉ từ 500000 một xe.
Ngoài ra Mũi Né còn sở hữu bãi biển với độ ”hot” không kém nhé. Ngoài ra, đây còn được bình chọn một trong top 10 bãi biển đẹp nhất Châu Á.
Làng chài Mũi Né
Tọa lạc kế bên con đường Huỳnh Thúc Kháng của xứ biển Phan Thiết đầy nắng và gió, làng chài nằm nép mình, một vẻ đẹp bình dị, chất phác, những âm thanh quá quen thuộc với con người, nhưng vẫn đem lại một sức hấp dẫn kì lạ. Một nơi hoang hảo để cho các bạn trẻ check-in đấy!
Vào mọi thời điểm trong ngày, nơi đây đều mang đến những nét đẹp riêng thật độc đáo và gần gũi. Nếu có cơ hội du lịch tới Phan Thiết Mũi Né, các bạn hãy cố gắng dậy sớm để đến với khu làng chài và ngắm rạng đông của ngày mới dần dần xuất hiện. Đặc biệt dù mới sáng sớm nhưng khu chợ đã khá tấp nập với những ghe tàu cập bến mang mẻ tô cá tươi ngon lấp lánh về đất liền.
Đến đây mà không thử hải sản thì quả là một thiếu sót siêu to khổng lồ. Làng chài cung cấp đủ mọi loại thủy hải sản, từ bình dân đến cao cấp, và đặc biệt là luôn rong tình trạng tươi ngon. Còn gì tốt hơn là một đêm trên biển, hát hò rồi ăn hải sản nướng với bạn bè nào.
Suối Tiên
Suối Tiên ở Mũi Né được du khách gọi là “Bồng lai tiên cảnh”. Ở đây có một khe nước nhỏ nằm bên cạnh Hòn Rơm. Cạnh suối là những đồi nhũ đá tự nhiên có màu đỏ và trắng với nhiều hình thù kỳ lạ do sự bào mòn của thời gian. Tùy theo trí tưởng tượng của từng người mà khối đá có hình thù khác nhau, nhưng có một điều chắc chắn, là du khách sẽ phải trầm trồ vị một tạo tác của tự nhiên này.
Tháp Poshanư
Tháp là di tích còn lại của nền văn hóa Chăm, vốn xa xưa đã rất thịnh hành nơi đây. Tuy có niên đại đã cao nhưng tháp vẫn trong điều kiện tốt, giữ nguyên vẻ đẹp thách thức thời gian của mình.
Tháp được xây dựng từ những viên gạch đỏ, chạm khắc tinh tế, gồm một tháp chính và hai tháp phụ. Tháp chính cao 15m và được chia thành ba tầng.Tháp chính thờ thần Shiva – một trong những vị thần Ấn Độ được người Chăm tôn sùng. Trong khi đó, tháp phụ thứ nhất thờ thần Lửa với chiều cao chừng 4m. Tháp phụ thứ hai thờ Thần Bò Nandin – một vật cưỡi của vị thần Shiva. Tòa tháp thứ hai này cao hơn tháp thứ nhất đến 8m. Tháp phụ thứ ba thờ thần Lửa, hiện chỉ còn lại với chiều cao hơn 4m, duy nhất 1 cửa trổ về hướng Đông, những kiến trúc và trang trí nghệ thuật bên ngoài đã bị thời gian bào mòn chỉ còn lại một số đường nét gốc.
Tháp nước Phan Thiết
Tháp nước là biểu tượng của thành phố Phan Thiết, được khởi công xây dựng vào cuối năm 1928 và hoàn thành vào đầu năm 1934, do kiến trúc sư Hoàng thân Xuphanuvông (Lào) thiết kế, do nhà thầu Ưng Du đảm trách. Có những chữ “U.E.PT” (viết tắt của “Usine Des Eaux de Phan Thiet”) được kiến trúc bằng các mảnh sứ chén kiểu ngày xưa ghép lại theo lối viết chữ hình tròn chạy quanh tháp nước.
Tháp cao 32m, chia thành 2 phần:
– Phần lầu đài (bồn nước) hình bát giác, cao 5m, đường kính 9m.
– Phần dưới của tháp là kiến trúc hình trụ bát giác dưới to, trên nhỏ cao 22m, có đường kính chân tháp là 10m.
Nóc của lầu đài có 3 tầng mái che hình bát giác lợp bằng ngói móc. Với tuổi đời hơn 70 năm, Tháp nước Phan Thiết vẫn hiên ngang, lịch lãm đứng bên bờ sông Cà Ty, làm nên vẻ đẹp thơ mộng cho thành phố biển này.
Bãi đá bảy màu
Cách thành phố Phan Thiết khoảng 90km về phía bắc, ngược theo quốc lộ 1A, là bãi biển Cổ Thạch. Nhưng không như những bãi biển khác, không chỉ gồm biển xanh cát trắng, nơi đây còn chứa đựng một nét đẹp rất độc đáo: Bãi đá bảy màu
Từng hòn đá, khối lượng kích cỡ khác nhau, nhưng đều được Mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng cho lớp sơn đầy màu sắc.
Tuy nhiên, cảnh tượng kỳ thú nhất trong năm khi giữa trung tuần tháng 3 là khi toàn bộ đá được bao phủ một lớp rêu xanh thật đẹp và độc nhất vô nhị.
Cù lao Câu
Cù lao Câu không chỉ là một cù lao, một mảnh đất , mà nó còn chứa đựng cả một hệ sinh thái của riêng mình, một nét đẹp tự nhiên và nguyên thủy.
Cù Lao Câu cách đất liền khoảng 7 hải lý. Vào những ngày biển động, thuyền máy chạy khoảng 75 phút và khoảng 40 phút vào những ngày trời êm. Đá ở đây hằng hà sa số, nhiều hình thù kỳ dị và màu sắc, biến đổi khác thường tùy theo ánh sáng mỗi ngày.
Ngoài ra trên đảo còn có một số địa điểm tham quan nổi tiếng, như:
Hang Ba Hòn: Ngay cạnh hang Yến là hang Ba Hòn, hang được tạo ra bởi 3 tảng đá lớn dựng đứng, hình dáng rất lý thú mà ai đến đây cũng phải chụp ảnh.
Bãi San Hô: Cù Lao Câu là nơi sinh sống của nhiều loài thủy sinh vật quý hiếm. Chính vì vậy đây là nơi tuyệt vời để các bạn có thể ngắm san hô.
Hang Yến: Hang có hàng trăm con chim yến làm tổ. Trước đây dân đi biển hoặc dân lấy yến thường ra đây để khai thác trứng và tổ yến nhưng hiện tại có sự bảo vệ của doanh trại bộ đội biên phòng trên đảo nên yến sinh sôi nảy nở ngày càng nhiều.
Đền thờ thần Nam Hải (thờ cá Ông dành cho dân đi biển ghé cầu). Hàng năm đều có lễ hội vào rằm tháng Tư.
Hồ Hàm Thuận- Đa Mi
Đa Mi nằm giữa Đà Lạt và Phan Thiết, cách thị xã Bảo Lộc gần 60 km. Băng qua những con đường đèo ngoằn nghèo, bắt gặp 2 hồ nước nhân tạo tuyệt đẹp giữa núi rừng trùng điệp là hồ Hàm Thuận và hồ Đa Mi. Hai hồ nước được hình thành nhờ công trình thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi. Hồ Hàm Thuận nằm trên sông La Ngà, một nhánh của hệ thống sông Đồng Nai. Giữa hồ có 8 đảo lớn nhỏ, đủ hình dạng đan xen, cây cối phủ xanh mướt như những hòn non bộ khổng lồ.
Bên cạnh những khu di lịch sinh thái như trên thì Bình Thuận cũng có rất nhiều địa điểm tâm linh nhé.
Vạn Thủy Tú
Dinh Vạn Thủy Tú nằm trên đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Đây là một công trình kiến trúc nghệ thuật cổ gắn liền với lịch sử và văn hóa của nghề đi biển, đặc biệt là tục thờ cúng thần Nam Hải (cá Ông – cá voi) của ngư dân tỉnh Bình Thuận nói chung và Phan Thiết nói riêng. Du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về nghề biển và phong tục đặc biệt này.
Bộ xương cá Ông (cá voi) lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á, đã có niên đại hơn 1 thế kỉ, đang được trưng bày tại đây
Chùa núi Tà Cú
Chùa núi Tà Cú (người địa phương hay gọi đơn giản là chùa Núi) là một ngôi chùa tọa lạc trên núi Tà Cú ở độ cao hơn 400 m, thuộc thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, gần quốc lộ 1A, cách Phan Thiết 28 km về phía Nam. Chùa này là một di tích lịch sử – văn hóa quốc gia của Việt Nam.
Phía trên chùa, cách hang Tổ khoảng 50 m là tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn dài 49 m, cao 7 m. Tác phẩm do ông Trương Định Ý chủ trì, được đúc bằng bê tông cốt thép trong đợt trùng tu năm 1963. Cách pho tượng khoảng 50 m về phía dưới là nhóm tượng Di đà Tam tôn xếp thành hàng ngang, xây trên đài sen: tượng A Di Đà ở giữa cao 7 m, bên trái là tượng Quán Thế Âm và bên phải tượng Đại Thế Chí đều cao 6,5 m. Tháp mộ của Tổ và của các nhà sư trụ trì đã qua đời được chia thành hai cụm ở trước điện thờ và sau điện thờ. Tháp Tổ nằm trước điện thờ, bên cạnh có mộ con cọp tương truyền là đã được sư Hữu Đức thuần hóa.
Đặc sản Bình Thuận
Đến với Bình Thuận thì chủ yếu là hải sản, nhưng vẫn còn rất nhiều món ăn khác đang chờ bạn khám phá nhé.
Bánh tráng mắm ruốc
Những đặc sản của Bình Thuận nổi tiếng nói chung. So với đại đa số cách ăn bánh xèo, thì Phan Thiết là vùng có cách ăn đơn giản và lạ lẫm nhất vì bất kỳ ai cũng ngạc nhiên khi không bắt gặp bất kỳ loại rau sống nào để cuốn bánh. Bởi lẽ, bánh xèo ở Phan Thiết được ăn kèm rau sống với nước mắm pha, tất cả cùng hòa quyện với nhau cùng lúc chứ không cầu kỳ cuốn từng miếng.
Gỏi cá Phan Thiết
Món ăn mang lại đặc trưng của đất biển, đợc chế biến công phu từ những người đầu bếp tâm huyết nhất, nguyên liệu tươi rói. Từng miếng cá vàng óng như tẩm mật ong được xếp lên một chiếc sàn nhỏ bằng tre có lót lá chuối tươi xanh, bên cạnh là các loại rau thơm, khế, chuối chát và những lát ớt đỏ tươi tô điểm cho bức tranh đa sắc thêm ngon lành. Rồi đến khi nếm vị ngọt của miếng cá thật tươi hoà với nước me chua dịu dịu, vị ớt tỏi cay nồng và vị béo của đậu phộng rang hoà tan trong nước chấm, mùi rau húng duỗi thơm hăng hắc thì cảm giác thích thú ùa về làm bạn không thể nào không tấm tắc khen ngon.
Nhum là một loại hải sản ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Thông thường, nhum được chế biến thành món ăn chủ yếu theo 3 cách ăn sống, nướng và nấu cháo. Đã đặt chân đến Nam Du mà du khách bỏ qua một những món ngon làm từ nhum này quả là một điều đáng tiếc.
Riêng đối với nhum nương, nhum sẽ cắt hết gai, rửa sạch, cắt đôi nhum ra và đặt lên bếp nướng. Nhum có phần thịt màu trắng hồng nhạt, ăn bùi bùi. Tuy mỗi con nhum có kích thước khá to nhưng phần thịt lại không nhiều. Ngoài ra để tăng thêm vị ngon cư dân nơi đây đã chế biến thêm bằng cách nướng mỡ hành và cho thêm vị beo béo của đậu phộng. Đảm bảo hương vị sẽ làm cho các bạn lưu luyến cả đời.
Món ăn truyền thống đã được người dân ở đây đánh bắt từ lâu. Không cần nói thêm gì nhiều nữa về giá trị của loại hải sản này. Nhưng có một điều mình chắc chắn là nó sẽ rất đáng đồng tiền bát gạo.
Ốc nhảy
Cua mặt trăng
Món cua mặt trăng là đặc sản quý hiếm vào hàng bậc nhất ở đảo Phú Quý. Những hình tròn màu đỏ đậm, pha vào màu hồng tươi trên mai cua trông như mặt trăng chính là lý giải cho cái tên đặc biệt của loài cua này. Có rất nhiều biến thể của những món ăn từ cua, nhưng ngon nhất vẫn có lẽ là cua hấp.
Ếch òn
Ếch òn là loài động vật lưỡng cư, sống trong đồi cát hay dưới chân núi – nơi có những miếng đất cát tơi xốp. Thức ăn ưa thích của chúng là mối cánh và các loài côn trùng bay thấp. Tên gọi “ếch òn” xuất phát từ chính tiếng kêu gọi bạn tình của nó. Loài ếch này không kêu “ộp ộp” như bình thường mà phát ra âm thanh “òn ếch”, kéo dài cả đêm lẫn ngày và vang vọng khắp không gian. Dưới bàn tay khéo léo, điệu nghệ của người Chăm ở Ninh Thuận, ếch òn được chế biến thành nhiều món khác nhau như luộc, nướng, canh chua hay làm gỏi… Mỗi cách thức chế biến sẽ mang hương vị đặc trưng riêng, làm say đắm những thực khách có cơ hội thưởng thức. Trong đó, món ếch òn nướng dễ chế biến và phổ biến hơn cả.
Kinh nghiệm du lịch Phan Thiết
Dưới đây là lịch trình của bọn mình, tuy nhiên chỉ mang tính chất tham khảo thôi nhé.
Ngày 1
Bọn mình khởi hành từ khoảng 5 h sáng, vì Phan Thiết cách Sài Gòn gần 200km nên mất khoảng 6 tiếng đến nơi. Khoảng 11h trưa là tới Mũi Né. Chú ý: đoạn đường từ Hòa Thắng đến Hòn Rơm có trạm bắn tốc độ nên đi chậm lại, thường thì bắn từ Hòn Rơm lên Hòa Thắng cơ. Khi đi các bạn cứ để ý kí hiệu của các dân phượt ngược chiều. Kí hiệu vỗ tay lên nón bảo hiểm hoặc dấu dislike là báo hiệu có trạm giao thông phía trước.
Bọn mình chọn @homestay vì có phong cảnh được trang trí cực kì nghệ thuật và vintage, giá thì khoảng 500 000 đ, các bạn có thể biết rõ hơn taị đây