1
Bạn cần hỗ trợ?
Review du lịch Cao Bằng tự túc| Du lịch cao bằng - Megateen - Kênh thông tin đa chiều về giới trẻ
Booking.com

Review du lịch Cao Bằng tự túc| Du lịch cao bằng

Review Cao Bằng-Được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng một vẻ đẹp huyền ảo, Cao Bằng- vùng đất địa đầu của tổ quốc là mảnh đất tuyệt vời chứa đựng những gì tinh thúy nhất của đất trời. Vẻ đẹp thiên nhiên kì ảo cũng như phong tục tập quán của nhân dân vùng đất Tây Bắc chắc chắn sẽ làm xiêu lòng cả những người khó tính nhất. Nếu bạn đang có dự định tham quan nơi đây thì hãy xách balo lên và đi cùng Megateen nhé!

Thời điểm du lịch Cao Bằng đẹp nhất trong năm

Thời điểm nào trong năm thì Cao Bằng cũng mang lại vẻ đẹp rẩ riêng của nó. Vậy nên chúng chỉ phụ thuộc vào thời gian chuyến du lịch của bạn thôi. Tuy vậy. nhiều người cũng cho rằng đây là những khoảng thời gian thích hợp nhất để ghé thăm nơi đây:
Tháng 8-9: Sẽ dành cho những ai muốn ngắm nhìn thác Bản Giốc đổ dài con nước và trong xanh tuyệt đẹp nhé!
Tháng 11-12: Sẽ là thời điểm Cao Bằng ngợp trời trong sắc hoa tam giác mạch và dã quỳ vàng rực trên các cung đường.
Tháng 3-4: Dành cho những người ưa tiết trời không quá lạnh cũng chưa nắng nóng, vào thời gian này sẽ có cây mơ, mận ra quả sai trĩu vừa ngắm vừa thưởng thức cũng rất thú vị.

Cách di chuyển tới Cao Bằng:

Đi bằng xe khách

Nếu bạn du lịch Cao Bằng bằng xe khách thì bạn chỉ cần ra bến xe Mỹ Đình để đón xe đi Cao Bằng. Gía khoảng 200000 đồng một vé và luôn luôn có chuyến trong ngày
Khi đến bến xe Cao Bằng, bạn bắt tiếp xe lên Bản Giốc hoặc Trùng Khánh rồi thuê xe tự lái hoặc xe ôm, taxi đến Bản Giốc. Tuy nhiên, các bạn nên đi thẳng từ bến xe Cao Bằng lên Bản Giốc cho gần vì các chuyến khác thì sẽ xa hơn và tốn tiền bạc.
Một số hãng xe từ Hà Nội đi Cao Bằng:

  • Xe Hải Vân – Điện thoại: Hà Nội (04) 3722.3588 – 01677.24.24.24, Cao Bằng 01686.24.24.24
  • Xe Hưng Thành – Điện thoại Bến Mỹ Đình: 0972.222.694; Bến Lương Yên:0972.222.694; Bến Cao Bằng: 0989.481.481
  • Xe Khánh Toàn – Điện thoại: 0915.660.062 – 0913.010.062
  • Xe Ngọc Hà – Điện thoại : 0912 577004 – 0912 455915

Đi bằng xe máy

Nếu bạn là người ưa thích trải nghiệm và khám phá thì hãy chọn cung đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên bởi đây là một cung đường khá đẹp. Nên lưu ý rằng nhiều thời gian thì cung đường sẽ khá nguy hiểm vì đường chủ yếu toàn là đèo và dốc. Các bạn cũng nên nhớ kiểm tra thời tiết trước để tránh sự cố đáng tiếc nhé.

Đường lên Cao Bằng chỉ duy nhất là đường bộ. Có 2 lộ trình để bạn đến với Cao Bằng:
Lộ trình 1: Hà Nội qua cầu Thanh Trì đi vào cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên sau đó đi vào địa phận tỉnh Bắc Kạn rồi đi thẳng quốc lộ.3 để vào trung tâm Cao Bằng. Với lộ trình này, giao thông cao tốc Hà Nội – Cao Bằng khá thuận tiện, tuy nhiên đường khá vắng và hầu như không có quán xá hay trạm dừng chân nghỉ ngơi cho đến khi đi qua địa phận huyện Phú Lương  – Thái Nguyên.
Lộ trình 2: Bạn đi theo hướng Hà Nội – Lạng Sơn – Cao Bằng, lộ trình này xe chạy theo cao tốc Hà Nội – Lạng sơn, sau đó chạy theo quốc lộ 4 đến Cao Bằng. Lộ trình này, bạn sẽ được trải nghiệm đèo Bông lau lịch sử và di tích nhà tù thực dân và đế quốc Mỹ tại xã Vân Trình huyện Đông Khê.
 

Những địa điểm du lịch Cao Bằng nổi tiếng nhất

Di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó

Khu di tích Pác Bó là một khu di tích lịch sử cách mạng quốc gia – đặc biệt của Việt Nam, thuộc bản Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng 55 km về phía Bắc.
Ngày 8 tháng 2 năm 1941, khi về nước, Hồ Chí Minh đã sống và làm việc trong hang Cốc Bó và đặt tên dòng suối trước cửa hang là “suối Lênin” và ngọn núi có hang này là “núi Các Mác”. Trước năm 1979 hang Cốc Pó rộng khoảng 15m³, trước cửa hang có một con suối lớn chảy ngầm từ trong núi đá ra, nguồn của con suối là bên phía Bắc của ngọn núi này và thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Trong chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979, quân Trung Quốc đã cho nổ mìn phá hoại hang Cốc Pó. Ngày nay, hang Cốc Pó được khôi phục một phần để phục vụ khách tham quan du lịch. Không chỉ là một địa điểm hoang sơ mà nơi đây còn gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại nữa nhaa. Đó cũng là một dịp tốt để biết thêm về nền lịch sử hào hùng nước nhà.

Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang

Ngoài ra, còn có các khu di tích  nổi bật khác
Nhà ông Lý Quốc Súng: Là ngôi nhà Bác Hồ đã ở khi mới trở về Tổ quốc chỉ đạo cách mạng (từ ngày 28 tháng 01 đến ngày 07/02/1941). Ngôi nhà này được xây dựng khoảng năm 1937, theo kiểu nhà sàn ở địa phương.
Hang Cốc Bó (trong tiếng Nùng, Cốc Bó có nghĩa là “đầu nguồn”) là một hang đá nằm bên sườn núi Các Mác. Nơi đây đã ghi nhiều dấu tích lịch sử của Bác Hồ trong thời gian ở trong hang tăm tối, ẩm tấp, nhỏ hẹp và lạnh như này

Thác Bản Giốc

Bản Giốc là một thác nước hùng vĩ và đẹp nhất của Việt Nam, nằm ở địa phận xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng. Ngay từ xa du khách đã nghe thấy tiếng thác nước réo ào ào. Nhìn tự xa tao thấy cả con thác như một dải lụa trắng khổng lồ, nằm vắt vẻo giữa vùng rừng núi hoang vu. Nhiều khi vào những ngày nắng, cầu vồng 7 màu lại xuất hiện, tô điểm thêm cho vùng đất đã đẹp lại càng lung linh hơn.


 

Hồ Thang Hen

Thuộc địa phận xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng ở độ cao hàng nghìn mét so với mặt biển, Thang Hen là hồ nước ngọt rộng nhất trong số 36 hồ nước ngọt ở huyện Trà Lĩnh. Được biệt danh là Tuyệt tình cốc của Cao Bằng, hồ nước với khung cảnh sơn thủy hữu tình, du khách có thể đắm chìm trong khung cảnh sông nước, thưởng thức các món ăn đậm đà bản sắc dân tộc. Những hàng cây đắm mình trong buổi sớm mai, phản ánh xuống mặt nước tĩnh lặng sẽ chắc chắn là khung cảnh bạn không thể nào quên.

 
Đặc biệt nước hồ Thang Hen hàng ngày lại có hai đợt “thủy triều” lên và xuống. Vào mùa lũ, trong khi các hồ khác nước đỏ lựng thì nước hồ Thang Hen vẫn luôn trong xanh. Mùa cạn nước sâu chừng 10m. Gần hồ Thang Hen còn có hồ Thăng Luông, giữa hồ nhô lên một quả núi phong cảnh rất ngoạn mục.

Động Ngườm Ngao


Động Ngườm Ngao là một động lớn được hình thành từ sự phong hoá lâu đời của đá vôi. Ngườm Ngao (tiếng dân tộc Tày có nghĩa là hang Cọp hay còn gọi “hang giữa thung lũng đá”) do người dân địa phương phát hiện năm 1921. Động Ngườm Ngao có chiều dài 2.144m, gồm 3 cửa chính: cửa Ngườm Lồm quanh năm mát lạnh nằm ẩn mình dưới những khối đá dưới chân núi; cửa Ngườm Ngao cách chân núi vài trăm bậc thang và cửa Bản Thuôn phía sau núi, kề cận bản Thuôn của người Tày. Khung cảnh trong hang thay đổi đa dạng, khi cao, khi thấp, những tấm thạc nhũ nhô lên, nhô xuống, xô vào nhau, tọa thành những hình thù kì dị, nhưng cũng có thể là kiệt tác dưới ánh mắt của những con người nghệ thuật.

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc


 
Đây là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng ở nơi biên cương phía Bắc của Tổ quốc được UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt xây dựng. Tháng 06/2013, Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc được khởi công tại núi Phia Nhằm cách thác Bản Giốc 500m. Các hạng mục của chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc như Tam quan chùa, lầu tượng Bồ Tát, Tam bảo, nhà tổ… được xây dựng theo phong cách kiến trúc Phật giáo truyền thống Việt Nam. Ngôi chùa được thiết kế theo lối kiến trúc thuần Việt với kết cấu gỗ lim, vật liệu gạch ngói cổ truyền, mái đao truyền thống, hệ thống câu đối bằng tiếng Việt. Điểm nhấn của ngôi chùa là lầu chuông Đại hồng chung Thiên Bảo bằng đồng nặng 1,5 tấn và các hạng mục: Tam quan, khuôn viên Tượng Quan Âm Bồ Tát, Tòa Tam Bảo, Nhà thờ Tổ, đền Mẫu thờ Việt Nam Triệu Tổ Hùng Vương, Đức Thánh Trần, vườn địa đàng, vườn tượng la hán, đền thờ anh hùng Nùng Trí Cao – một nhân vật, biểu tượng văn hóa thế kỷ 11 tại Cao Bằng, người có tài thao lược quân sự và ngoại giao, có công lớn trong việc gìn giữ bảo vệ biên cương phía Bắc của Tổ quốc Việt Nam.

Đặc sản Cao Bằng không thể bỏ qua

Ở đâu cũng vậy, nếu đến Cao Bằng mà không thưởng thức đặc sản nơi đây thì quả là một ”tội ác”. Dưới đây là các món mà các bạn nhất định phải thử để tận hưởng hết hương vị núi rừng nhé.

Bánh trứng kiến


Nhắc đến đặc sản Cao Bằng là phải nhắc đến món bánh trứng kiến. Loại bánh này chỉ được làm vào khoảng thời gian nhất định, cuối tháng 4 và tháng 5 hằng năm, bởi đây là thời gian sinh trưởng mạnh nhất của loài kiến đen rừng.Trứng kiến lớn bằng hạt gạo, có màu trắng sữa, được mang về để chế biến thành nhân bánh. Một chiếc bánh ngon phải có nhân là trứng kiến nguyên chất, chỉ cần hành phi thêm chút mỡ và muối không trộn thêm các nguyên liệu khác

Bánh áp chao


Đến với Cao Bằng mùa đông, các bạn có thể thấy món bánh nhỏ nhỏ xinh xinh mọi nơi, từ những hàng quán bên vỉa hè đến cả trong những nhà hàng sang trọng. Bánh có vẻ bề ngoài khá giống bánh rán nhưng phần nhân được làm từ thịt vịt chứ không phải thịt lợn băm, mộc nhĩ hay đỗ xanh như bánh rán bình thường. Người Cao Bằng gọi đó là bánh áp chao, hay còn gọi là bánh vịt chao. Chỉ với vài ngàn đồng là bạn đã có món ăn nhâm nhi trong khí trời mùa đông phương Bắc rồi.

Vịt quay 7 vị


7 là con số tượng trưng cho 7 gia vị khác nhau được hào quyện trong món ăn như gừng, tỏi, hành khô, hạt tiêu, mật ong, đậu hũ, quả mắc mật khô.
Chế biến ra được món vịt quay 7 vị là quá trình vô cùng phức tạp, từ khâu chọn vịt tới ướp và quay vịt đều đòi hỏi người chế biến phải đầu tư nhiều công phu. Bù lại, những ai từng thưởng thức món ăn này đều phải tấm tắc trước vị ngon của nó. Nếu có dịp du lịch đến Cao Bằng, bạn đừng quên nếm thử món ăn hấp dẫn này.

Phở chua


Phở chua  là một món ăn được chế biến khá cầu kỳ. Nguyên liệu chính là bánh phở, nhưng phải là bánh tráng xong để nguội, vừa dẻo vừa dai, không nát. Thịt lợn phải là thịt ba chỉ, sau khi tẩm ướp, rán giòn, có màu vàng sậm. Riêng vịt quay, phải chọn những con vịt béo tròn, cho các gia vị như lá hoặc quả mác mật, hạt dổi… vào trong bụng khâu lại, sau đó xoa mật ong lên lớp da, quay trên than hồng cho thật vàng.

Bánh cuốn canh


Không như người Hà Nội, Hà Nam chấm bánh vào nước mắm gia để giảm chua ngọt, bánh cuốn ở Cao Bằng lại có vị ngon rất lạ mà khiến những du khách từng một lần thưởng thức đều thương nhớ khôn nguôi. Điều làm cho bánh cuốn Cao Bằng trở nên khác biệt chính là ở nước dùng ninh từ xương ngọt ngào.
Nước canh ninh từ xương lợn từ tối hôm trước, nên khi chan ra bát là thấy rõ hương tủy xương thơm lựng, ngọt lịm. Mỗi bát nước dùng lại được thêm vào vài thìa thịt băm nhuyễn, rắc chút hành hoa mỡ màng mà mướt mát.

Xôi trám Cao Bằng


Chỉ có ở vùng Tây Bắc mới là nơi mà bạn có thể tìm được những quả trám ngon nhất, tươi nhất.  Khi tiết trời sang thu, bà con các dân tộc Tày, Nùng ở vùng Đông Bắc lên rừng hái trám. Mùa thu, vào các bản làng của đồng bào sẽ có dịp được thưởng thức món xôi trám. Xôi trám ăn rất bùi, ngậy mà không ngấy. Vào mùa trám, món xôi trám đen thường được lựa chọn trong thực đơn của cỗ cưới, đám hỏi, món ăn của các nhà hàng…Có hai loại trám: trắng và đen nhưng khi nấu xôi người ta thường chỉ sử dụng trám đen. Những trái được chọn đồ xôi là những trái chín mọng, tách vỏ rồi trộn với xôi.
Lên Cao Bằng, ta sẽ gặp món xôi trám ở khắp nơi, từ nhà hàng sang trọng, tiệc cưới hỏi cho tới những bữa ăn ấm cúng dịp cuối tuần của các gia đình. Không giống như những loại xôi khác, xôi trám có vị thơm dịu dàng của nếp nương hòa với mùi thơm ngai ngái của trám rừng. Vị bùi của trám bao lấy những hạt nếp dẻo mọng, ăn hoài không ngấy và đặc biệt không có cảm giác bị nóng cổ dù ăn rất nhiều.

Ở đâu khi đến Cao Bằng

Nếu có dịp đến với Cao Bằng, bạn đừng quên thử nghiệm lưu trú ở homestay, để được hưởng trọn vẹn văn hóa của miền núi Tây Bắc hùng vĩ và thiêng liêng, để được gần hơn, hiểu hơn về con người nơi đây. Xem chi tiết tại đây.
Chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ.
 

Megateen - Kênh thông tin đa chiều về giới trẻ
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0