1
Bạn cần hỗ trợ?
Review du lịch tự túc Hà Nam từ A đến Z| Review du lịch Hà Nam - Megateen - Kênh thông tin đa chiều về giới trẻ
Booking.com

Review du lịch tự túc Hà Nam từ A đến Z| Review du lịch Hà Nam

Review du lịch Hà Nam-Trong đời chắc hẳn các bạn chưa ai là chưa nghe qua tác phẩn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Có lẽ đây cũng từng là một nỗi ”ác mộng” trong cuộc đời không ít các bạn học sinh nhỉ. Những nồi cá kho thơm phức làng Vũ Đại, tỉnh Hà Nam nức tiếng chính là quê hương của tác giả. Dẫu chẳng nổi đình nổi đám như các địa điểm du lịch khác, dẫu tiếng tăm chưa thực sự được nhắc đến nhiều trên bản đồ Việt Nam nhưng Megateen vẫn muốn giới thiệu đến bạn mảnh đất xinh đẹp này nếu như bạn muốn tìm về một nơi vừa đẹp cảnh quan thiên nhiên, vừa giàu giá trị lịch sử.

Thời điểm thích hợp để ghé thăm Hà Nam

Vì là một tỉnh miền Bắc nên khí hậu ở đây khá giống với thủ đô Hà Nội, nhưng do các hình thức chủ yếu là hoạt động ngoài trời nên mình khuyên là các bạn nên đi vào những tháng mùa thu, khoảng từ tháng 8 đến tháng 10 vì thời tiết lúc này là chill nhất nhé, mát mẻ, không nóng cũng không lạnh.

Nếu bạn là người yêu thích lễ hội và khám phá những nét văn hóa đặc trưng thì nên đến Hà Nam trong khoảng tháng giêng đến tháng 3 vì mùa này thường có nhiều lễ hội như hội làng Duy Hải, hội làng Gừa, hội Dương Hò. Đây cũng là mùa du lịch cao điểm, đông vui và náo nhiệt nhất Hà Nam.

 Làm thế nào để đến Hà Nam

Hà Nam tiếp giáp với Hà Nội và chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội  60km. Do đó, tùy theo nhu cầu bạn có thể di chuyển đến Hà Nam bằng các loại phương tiện sau:

– Tàu hỏa: Bạn có thể đặt và giữ vé tàu qua hotline 19006469 của cục đường sắt Việt Nam. Giá vé dao động từ 65K – 165K tùy theo loại ghế. Thời gian từ ga Hà Nội đến Ga Phủ Lý tầm 1 tiếng hơn.

– Xe khách: Có rất nhiều tuyến xe khách chạy từ Hà Nội đến Hà Nam mỗi ngày, bạn có thể bắt tại các bến xe Mỹ Đình hay Giáp Bát.    Xe chạy tầm 1 tiếng là đến Hà Nam và giá vé dao động trong khoảng từ 60K – 80K. Đi lên hay xuống xe các bạn nhớ giữ đồ cẩn thận để tránh tình huống mất cắp nhé.

– Xe máy: Do khoảng cách không xa, khoảng 60km nên di chuyển bằng xe máy cho những bạn thích tự túc sẽ là cách thích hợp nhất, vừa được ngắm cảnh vừa chủ động lịch trình. Thích dừng thì dừng, thích đi thì đi, đi xe máy sẽ cho bạn cảm giác thế nào là một chuyến đi thực sự. Từ trung tâm Hà Nội, bạn chỉ cần chạy thẳng theo Quốc lộ 1A về phía Nam Hà Nội là có thể đến thẳng được Tp. Phủ Lý. Và thời gian chạy cũng chỉ mất tầm khoảng 1 tiếng đồng hồ mà thôi. Khi đi xe máy thì nhớ lái xe cẩn thận và chấp hành luật giao thông nha.

– Xe bus:  Xe bus là một phương án khá tốt nếu như bạn muốn tiết kiệm tiền chi tiêu. Gía vé sẽ dễ thở hơn rất nhiều nếu bạn đi xe khách hay taxi. Có khá nhiều chuyến xe đi Hà Nội- Hà Nam hay kể cả những tỉnh xung quanh. Xe khởi hành mỗi 15 phút nhé.

 Phương tiện di chuyển tại Hà Nam

– Xe máy: Hà Nam không rộng nhưng các điểm tham quan lại nằm rải rác nhau nên Megateen nghĩ rẳng một chiếc xe máy sẽ là người bạn đồng hành tốt nhất của bạn để có thể thăm thú được hết mọi ngóc ngách của Hà Nam. Trung tâm Phủ Lý có rất nhiều chỗ cho thuê xe máy, bạn liên hệ hoặc hỏi người dân họ sẽ chỉ cho nhé.

– Thuyền đò: Sẽ có nhiều điểm du lịch di chuyển bằng phương tiện này, mới có thể tham quan hết được thắng cảnh ở đây.

– Taxi: Không quá khó để đón taxi ở Hà Nam, vì hầu như các taxi đều gắn đồng hồ tính tiền nên du khách không sợ gian lận. Nhưng cứ cẩn thận vẫn hơn nhé, và không nên đi taxi dù không có thương hiệu nha.

 Ở đâu khi du lịch Hà Nam?

 Khách sạn INCO 515.9 (Đường Lê Hoàn, Phủ Lý, Hà Nam):

 Khách sạn sang chảnh tận 3 sao, phòng ốc rộng rãi và các dịch vụ khác đều phục vụ theo tiêu chuẩn. Giá trung bình một đêm từ 800K cho phòng đôi.

Mường Thanh Luxury Hà Nam 

Có lẽ khu khách sạn này đã quá nổi tiếng với giới xa xỉ rồi. Không gian trên cả tuyệt vời, có khu hồ bơi, nhà hàn, bar và các khu nghĩ dưỡng khác.


Ngoài ra thì còn rất nhiều lựa chọn khác các bạn nhé.
Địa điểm du lịch thú vị ở Hà Nam?

Ngôi nhà Bá Kiến

Nhắc đến Chí Phèo là nhắc đến Bá Kiến , là nhắc đến làng Vũ Đại ngày ấy với món cháo hành, cá kho nức tiếng.Nếu đã từng rơi vào lưới tình với tác phẩm này thì hãy đến thăm nhà Bá Kiến, nằm tại thôn Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, trải qua bao năm tháng chiến trận thăng trầm, ngôi nhà Bá Kiến còn sót lại chỉ là căn nhà lợp mái ngói 3 gian và đôi chum nước trước sân.

Theo như lời người dân, ngôi nhà này đã trải qua 7 đời chủ và cho đến nay, nó đã trở thành một báu vật thật sự của làng Vũ Đại, đây cũng là ngôi nhà gỗ đặc biệt công phu mà khắp cả phủ Lý Nhân và các tỉnh lân cận thời này đều chưa có. Mặc dù đã trải qua hơn trăm tuổi nhưng sức bền và sức chịu đựng của ngôi nhà vẫn còn khá tốt.

 

Đền Trúc – Ngũ Động Thi Sơn


Khu danh thắng đền Trúc – Ngũ Động Thi Sơn thuộc thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, rộng khoảng 10 ha. Nằm cách thành phố Phủ Lý 8 km theo quốc lộ 21A, khu danh thắng này có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, núi non trùng điệp, có đền Trúc nằm giữa rừng Trúc nên thơ, có hệ thống hang động độc đáo. Ngày 20-1-1994, Nhà nước đã công nhận đền Trúc và Ngũ Động Sơn là di tích lịch sử – thắng cảnh. Quần thể này gắn liền với truyền thuyết về Lý Thường Kiệt, một trận gió lớn ào ào thổi tới, bẻ gãy cả cột buồm rồi cuốn lá cờ của đoàn quân lên đỉnh núi Cấm. Thấy điều lạ, ông bèn cho thuyền dừng lại, cùng tướng lĩnh lên bờ sửa lễ tế trời đất, cầu cho đại thắng. Ngài đặt đàn tế trong rừng trúc, gần ngôi đền thờ hai mẹ con bà hàng nước. Nửa đêm, hai mẹ con bà hiện lên báo mộng, xin cùng đi theo phù ngài đánh giặc. Từ đó ông đặt tên núi là núi Quyển Sơn (hay Cuốn Sơn). Lần ra quân ấy, Lý Thường Kiệt đã chỉ huy đại quân thắng lớn.

Cạnh đền Trúc là dãy Ngũ Động, gồm 5 động liên hoàn kéo dài trăm mét, ăn sâu vào lòng núi Cấm. Lối vào động lên cao, nhìn ra mặt sông Đáy. Lối ra nằm bên kia vách núi, do vậy không khí trong động rất thoáng mát. Cấu trúc các động vô cùng đa dạng với nhiều loại thạch nhũ muôn hình vạn trạng, gợi cho du khách sức tưởng tượng phong phú, đi hết 5 động này thì chắc chắn chân của bạn sẽ mỏi nhừ nhưng thú vị lắm đó.

Đền Trần Thương

 

Đền Trần Thương là nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng các tướng lĩnh có công trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyền năm xưa. Theo lịch sử ghi chép,  ban đầu đền Trần Thương  được sử dụng làm nơi cất trữ lúa gạo, lương thực của nhà Trần, về sau trở thành khu thờ đặc biệt linh thiêng của Hà Nam.

Nằm ở xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, đền Trần Thượng dành riêng cho tướng Trần Hưng Đạo (1228-1300), một chỉ huy tối cao của đất nước thời nhà Trần, người đã đánh bại ba cuộc xâm lược của đế quốc Mông Cổ hùng mạnh trong thế kỷ 13. Nhờ những giá trị lịch sử và văn hóa nổi bật, kể từ tháng 12 năm 2015, chùa Trần Thượng đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Nhằm kỷ niệm công đức lớn của tướng Trần Hưng Đạo, lễ hội đền Trần Thượng được tổ chức hàng năm từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 8 âm lịch.

KDL Sinh thái Tam Chúc – Ba Sao

Tam Chúc là một khu du lịch quốc gia ở Việt Nam, có điểm nhấn là chùa Tam Chúc.Toàn khu vực rộng 5.100 ha, bao gồm hệ thống các công trình văn hóa thể thao được xây dựng mới gắn với hồ Tam Chúc nằm ở thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Từ thành phố Phủ Lý, theo đường quốc lộ 21 đi khoảng 12 km thì đến hồ Tam Chúc với diện tích tới 545ha. Từ Hà Nội đi quốc lộ 1A hoặc theo tuyến đường Mỹ Đình – Ba Sao – Bái Đính đến khu du lịch khoảng 60 km. Cách chùa Huơng khoảng 10 km.

Có rất nhiều hình thức du lịch khác nhau ở đây để cho bạn trải nghiệm. Megateen đã liệt kê cụ thể cho bạn đọc dưới đây:

 Khu văn hóa tâm linh Tam Chúc:

Đình Tam Chúc


Đình Tam Chúc hiện nay là một công trình kiến trúc được phục dựng giữa lòng hồ Tam Chúc. Đình làng Tam Chúc nằm trên một hòn đảo nhỏ với một lối đi vào bằng đường bộ. Đình Tam Chúc nhỏ, mang kiến trúc đặc trưng của đình đền Bắc Bộ. Đình làng Tam Chúc xưa thờ Hoàng hậu nhà Đinh Dương Thị Nguyệt, Đinh Tiên Hoàng Đế và thần Bạch Mã. Sự tích cho biết rằng khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, đã đến vùng Kim Bảng ngày nay chiêu mộ binh mã, tích trữ lương thảo đã tiến đến đền thần Linh Lang Bạch Mã cầu đảo. Khi lên ngôi Hoàng đế, Đinh Tiên Hoàng lệnh cho dân Kim Bảng lập đền thờ Thần Linh Lang Bạch Mã.

Chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời nhà Đinh, gắn với truyền thuyết “Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh”. Theo đó, trên dãy núi 99 ngọn nằm ở phía Tây Nam hướng về chùa Hương có 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc. Tích xưa kể lại cả bảy ngọn núi này đều xuất hiện một đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao, sáng suốt đêm ngày. Ánh sáng lung linh từ trên cao rọi xuống một vùng rộng lớn. Dân làng gọi đó là núi “Thất Tinh” và ngôi chùa ở đây được gọi là chùa “Thất Tinh”. Sau đó, có người đến núi Thất Tinh đục đẽo, hòng lấy đi 7 ngôi sao đặc biệt đó. Họ chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày khiến cho 4 ngôi sao bị mờ dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 3 ngôi sao. Vì thế, chùa “Thất Tinh” sau này được đổi thành chùa “Ba Sao” và thị trấn Ba Sao (Kim Bảng) cũng được lấy tên gọi từ tích ấy. Trong khuôn viên chùa gồm:
 Điện Tam Thế là tòa lớn nhất. Bước qua hàng cửa gỗ chạm lộng tinh xảo, phía trước là ba pho Tam Thế đại diện cho quá khứ, hiện tại và vị lai. Trên các bức tường của điện Tam Thế là những bức phù điêu về cõi Niết Bàn.

Điện Pháp Chủ nằm dưới điện Tam Thế. Điểm nhấn trong điện Pháp Chủ là 4 bức phù điêu lớn bao trùm toàn bộ các bức tường, mỗi bức phù điêu nói về một giai đoạn bước ngoặt trong cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ khi Ngài Đản sinh, thành Đạo, thuyết Pháp cho tới khi nhập Niết Bàn.

 
Điện Quan Âm thờ Phật nghìn tay nghìn mắt, là một kho tàng phong phú với những tích chuyện về tấm lòng từ bi, nhân hậu của đức Phật, thể hiện qua các lần ứng thân trải qua vô số kiếp luân hồi.

Chùa Ngọc có chiều cao 15m được xây dựng bằng các phiến đá đỏ Granit lấy từ Ấn Độ. Tháp có 3 tầng mái cong, diện tích 36m2, trong tháp đặt pho tượng bằng đá ngọc nặng 4,9 tấn. Tại Chùa Ngọc, Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường còn dự định sẽ đặt tại đây 7 viên đá thiên thạch mà ông vừa đấu giá mua được.


Một số địa điểm check-in khá đẹp

Nguồn: @le_quynh_chi
Vườn cột kinh nằm ngay sau cổng Tam quan, đây là là những cột kinh nguyên phục dựng giống Bảo vật quốc gia cột kinh chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Giữa khoảng sân từ Tam quan tới điện Quan Âm có 32 cột kinh được bằng đá xanh Thanh Hóa, cao 13,5m, rộng khoảng 2m, mỗi cột nặng khoảng 200 tấn. Đế cột là khối đá tròn được tạo hình cánh sen xung quanh, phía trên phần thân cột là một đấu cột hình lục giác, phía trên đấu cột là một bát đỡ một nụ sen. Những lời Phật dạy sẽ được khắc lên những cột kinh này để nhắc nhở thế hệ hiện tại cũng như mai sau tu nhân tích đức

Chùa Bà Đanh – Núi Ngọc

Hẳn là thường ngày chúng mình đã quá quen thuộc với câu nói “vằng như chùa Bà Đanh” rồi đúng không. Trên thực tế thì chùa Bà Đanh không thực sự vằng đâu, đây là điểm du lịch được khá nhiều người đến tham quan khi đến Hà Nam đó. Tọa lạc tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, chùa được xem là một trong những ngôi chùa cổ và đẹp nhất các tỉnh miền bắc. Với diện tích rộng khoảng 10ha, chùa có kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn thời Lê. Cũng như các ngôi chùa khác, chùa Bà Đanh chủ yếu thờ Phật và một số vị thần khác như Nam Tào hay Bắc Đẩu. Chùa cũng có khoảng sân rộng trồng rất nhiều loại cây, hướng chùa quay mặt về con sống Đáy nên cảnh ở đây lại càng trở nên thơ mộng hữu tình.

Những món ăn nên thưởng thức khi du lịch Hà Nam?

 Bún Đậu Mắm Tôm : Bún đậu ở đây ngon, vừa vị, một mẹt có khá nhiều bún, đậu và các loại thức ăn đi kèm. Quán khá đông vào đầu giờ chiều.

Mắm cáy Lục Bình.

Nước mắn được làm từ nguyên liệu hữu cơ 100%, qua nhiều bước phức tạp và tốn thời gian. Những con cáy tươi ngon sẽ được đem về lột mai, giã, tẩm ướp gia vị rồi đem ủ. Mắm làm đạt tiêu chuẩn sẽ có vị đậm đà, chắc chắn sẽ khó phai trong lòng thực khách.

Làng kho cá Vũ Đại

Làng Đại Hoàng, hay còn gọi là làng Vũ Đại, ở phía bắc tỉnh Hà Nam, cách Hà Nội 50 km về phía đông nam, nổi tiếng với món ăn truyền thống – cá kho trong nồi đất nung. Làng Vũ Đại từng là nơi nghèo nhất trong vùng vì đất đai địa phương không phù hợp để canh tác. Không có thịt gà hay thịt bò để làm một bữa ăn ngon cho Tết, người dân địa phương quyết định tạo ra một món ăn ngon từ cá.  Vì vậy nên món này thường có giá thành khá đắt đỏ nhưng đúng là ” tiền nào của nấy ” nha. Món ăn được làm khá cầu kì và tốn thời gian, cá phải chọn cá trắm trên 3kg, nồi đất cũng phải được đặt riêng… và ti tỉ công đoạn nữa. Nếu đến Hà Nam mà không thử món ăn này thì tức là bạn chưa khám phá hết nơi đây rồi

Lưu ý khi đến Hà Nam

Địa điểm nằm cách xa nhau nên các bạn nhớ lên lịch trình trước để đỡ tốn thời gian, nhớ mang vật dụng cá nhân như áo mưa, mũ, nón để đề phòng thời tiết xấu nhé

Đa số các địa điểm tham quan đều là đền, chùa nên tốt nhất là bạn nên mặc trang phục kín đáo, không hở hang nhé.

Megateen - Kênh thông tin đa chiều về giới trẻ
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0