1
Bạn cần hỗ trợ?
Bạn đã biết những ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 này ? - Megateen - Kênh thông tin đa chiều về giới trẻ

Bạn đã biết những ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 này ?

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 sắp đến rồi. Các bạn học sinh hoặc đã từng là học sinh  lại có dịp ôn lại kỉ niệm về quảng thời gian cắp sách đến trường, biết bao kỉ niệm buồn vui tuổi học trò và thầy cô giáo. Đây cũng là dịp để chúng ta có thể dành những món quà tặng cô giáo, những lời chúc ý nghĩa tặng thầy cô giáo của chúng ta.

Vậy ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11 được hình thành như thế nào và nó có những ý nghĩa gì ? Dưới đây là câu trả lời.

Lịch sử ra đời ngày 20-11

Để nói về Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 trước hết ta phải nói đến một tổ chức của Pháp gọi là FISE. Đây là một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập vào tháng 1 năm 1946. Ba năm sau đó tại Ba Lan, Fise đã công bố một bản “hiến chương các nhà giáo” gồm tổng cộng 15 chương.  Nội dung bản hiến chương nói về việc xây dựng nền giáo dục tiến bộ, bảo vệ những quyền lợi cả vật chất và tinh thần của nghề dạy học.

Trong những năm kháng chiến, Việt Nam đã tranh thủ thông qua các tổ chức quốc tế để tố cáo tội ác của chiến tranh xâm lượt và công đoàn giáo dục Việt Nam cũng thông qua Fise để tranh thủ sự ủng hộ của các giáo viên trên toàn thế giới.

Cuối cùng, vào năm 1953, công đoàn giáo dục Việt Nam cũng đã được kết nạp vào Fise. Tháng 8/1957, tại thủ đô Vacsava, 58 các quốc gia thành viên của Fise trong đó có Việt Nam đã thống nhất lấy ngày 20-11 hằng năm làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Ngày 28/9/1982, Chính phủ Việt Nam đã quyết định lấy ngày 20-11 làm ngày Nhà Giáo Việt Nam và 20/11/1982 chính là ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tổ chức.

back to menu ↑

Những ý nghĩa Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11

Ngày Nhà giáo Việt Nam được ra đời với nhiều ý nghĩa đáng trân trọng. Dưới đây là 5 ý nghĩa Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.

  1. Duy trì truyền thống tôn sư trọng đạo

Đó là truyền thống tốt đẹp bao đời nay của dân tộc Việt Nam. Chúng ta chẳng còn lạ gì với những câu ca dao tục ngữ lưu truyền bao đời nay: “Muốn sang thì bắc cầu Kiề – Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy” hay “Cô giáo như mẹ hiền, không thầy đồ mầy làm nên”.

Các thầy cô giáo như người mẹ, người cha thứ 2 của mình (mồng một tết cha, mồng 2 tết mẹ, mồng 3 tết thầy). Việc bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo chính là truyền thống tốt đẹp, là đạo lý của dân tộc ta.

  1. Ghi nhận cống hiến của các thầy cô giáo

Ngày 20-11 chính là dịp để cả Xã hội tôn vinh các thầy cô giáo bởi những đóng góp của họ cho sự phát triển của kinh tế, xã hội. Chúng ta cũng chẳng còn lạ gì những món quà 20-11 được các học sinh cùng phụ huynh trao tăng cho các thầy cô hằng năm, những món quà tuy nhỏ nhưng đó là sự ghi nhận công lao của quý thầy cô.

  1. Thể hiện coi trọng giáo dục

Thông qua việc thành lập ngày nhà giáo Việt Nam đã cho thấy sự quan tâm của chính phủ, của người dân Việt Nam đến công tác giáo dục bởi vì giáo dục chính là con đường duy nhất để đất nước chúng ta thoát ngèo, dân tộc ta có thể sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới.

  1. Tự hào về nghề cao quý

Ngày 20-11 cũng chính là dịp đẻ các thầy cô giáo ngồi ngẫm lại về nghề nghiệp của mình, một nghề cao quý được cả xã hội tôn trọng, từ đó có thêm động lực để yêu nghề, gắn bó với nghề và tạo ra những thế hệ tương lai của đất nước.

Megateen - Kênh thông tin đa chiều về giới trẻ
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0